Cùng hành động để người khuyết tật tiếp cận và sống độc lập
Mang trên mình những khiếm khuyết trên cơ thể, nhưng những người khuyết tật (NKT) đã vượt lên chính mình, chiến thắng bệnh tật, số phận để học tập, lao động, sản xuất, sống có ích cho gia đình và xã hội.
Chị Nguyễn Thị Quế ở phường Đông Thọ (TP Thanh Hóa), chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm Nguyễn Quế.
Phá vỡ tự ti
Căn nhà nhỏ của cô gái khuyết tật Phạm Thị Thắm ở khu phố Phú, phường Đông Lĩnh (TP Thanh Hóa) luôn nhộn nhịp tiếng cười, nói của khách ra vào lấy hàng và tiếng lách cách của những chiếc máy khâu. Đang tỉ mỉ cắt từng sợi chỉ thừa trên chiếc áo vừa may xong, thấy chúng tôi đến Thắm niềm nở đón tiếp và chia sẻ: Khi tôi vừa lên 9 tuổi, thì cũng là lúc căn bệnh viêm tủy ập đến làm liệt hai chân. Mặc dù bố mẹ đã chạy chữa nhiều nơi nhưng số phận nghiệt ngã buộc tôi phải gắn cuộc đời mình trên chiếc xe lăn và phải thôi học từ đó. Mặc dù bị khiếm khuyết trên cơ thể, không thể vận động như người bình thường, nhưng tôi vẫn muốn làm công việc gì đó phù hợp với khả năng để đỡ đần bố mẹ. Sau khi tìm hiểu, tôi đã nuôi ước mơ học nghề và mở một tiệm may nho nhỏ ngay tại địa phương. Tuy nhiên, tôi đi khắp nơi xin học nghề nhưng không ai dám nhận. Mãi đến khi tình cờ quen thợ may Nguyễn Duy Long ở Hà Nội thông qua mạng xã hội facebook, tôi đã được thầy Long nhận làm học viên và tặng miễn phí các khóa học online. Sau khi học thành thạo nghề may, tôi bắt đầu tự mở hiệu may cho riêng mình.
Được biết, nhờ tay nghề khá vững nên hiệu may của chị Thắm được nhiều khách hàng ở địa phương biết đến và đặt hàng. Đến nay số lượng đơn đặt hàng của chị khá nhiều, chị phải thuê thêm 3 nhân công. Theo tính toán, sau khi trừ các chi phí hàng tháng chị thu được từ 7 - 8 triệu đồng. Chị còn mở các khóa dạy may cho người lao động có nhu cầu, và dạy miễn phí qua lớp học online trên youtube.
Nói về dự định trong tương lai Thắm chia sẻ: “Mong ước lớn nhất của tôi là tiếp tục mở rộng được cơ sở may của mình để tạo thêm việc làm cho người lao động địa phương, nhất là những NKT”.
Cũng là người có khiếm khuyết trên cơ thể, bởi từ khi sinh ra đã bị dị tật tay phải, thế nhưng không đầu hàng số phận, chị Nguyễn Thị Quế ở phường Đông Thọ (TP Thanh Hóa) đã nỗ lực vươn lên cả trong học tập và công việc.
Chị Quế trải lòng: "Dẫu mang khiếm khuyết trên cơ thể, nhưng tôi luôn bỏ qua mặc cảm, động viên mình phải thật cố gắng trong học tập để có công việc ổn định phụ giúp bố mẹ. Bởi vậy, tôi đã quyết tâm học và may mắn khi thi đậu cùng lúc 2 trường đại học. Sau đó tôi đã chọn học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, tôi xin về công tác tại Trường THPT Yên Định 3 (Yên Định), rồi chuyển xuống giảng dạy tại Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa cho đến nay. Ngoài ra, tôi còn mở thêm cơ sở kinh doanh thực phẩm Nguyễn Quế được đông đảo người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn".
Với mong muốn rèn luyện cho lớp trẻ có nhiều kỹ năng sống cần thiết, có khả năng tự lập, tự tin, bản lĩnh hơn trong cuộc sống, chị đã cùng một số thành viên sáng lập ra Công ty CP Kiến tạo tài năng, có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh với mục tiêu “Dựng tài năng, xây hạnh phúc” cho thế hệ trẻ.
Đại diện các cơ quan chức năng trao quà cho trẻ em khuyết tật, mồ côi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Thạch Thành. Ảnh: Trần Hằng
Trên đây là 2 trong số rất nhiều tấm gương NKT đã tự tin vượt lên số phận để hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân họ thì không thể không kể đến sự trợ giúp kịp thời của các cấp hội NTK trong tỉnh.
Sẻ chia bình đẳng
Ngày 18/4 hàng năm được chọn là Ngày NKT Việt Nam. Đây là ngày hội lớn đối với NKT nói chung và các tổ chức, cá nhân đã quan tâm và đang hỗ trợ NKT nói riêng. Mỗi năm Liên hiệp Hội về NKT Việt Nam (VFD) sẽ đưa ra một chủ đề với thông điệp khác nhau nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về quyền và sự hòa nhập của NKT Việt Nam. Năm 2024, nhằm thúc đẩy một xã hội tiếp cận và nâng cao chất lượng sống cho NKT, VFD đã công bố chủ đề Ngày NKT Việt Nam là: “Cùng hành động để NKT tiếp cận và sống độc lập” với những thông điệp “cộng đồng, xã hội cùng chung tay giúp đỡ NKT - không để ai bị bỏ lại phía sau”; “mọi cá nhân có trách nhiệm tôn trọng và giúp đỡ NKT; “NKT hãy tự tin vào chính mình, vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng”; “sống độc lập - tự tin hòa nhập”; “hãy nhìn vào NKT như nhìn vào chính mình”; “phá vỡ tự ti - sẻ chia bình đẳng!”...
Theo số liệu thống kê của Hội Bảo trợ NKT và Trẻ mồ côi tỉnh, toàn tỉnh có khoảng 199.000 NKT. Hưởng ứng Ngày NKT Việt Nam, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh, đặc biệt là các cấp hội NKT trên địa bàn tỉnh đã thường xuyên thực hiện tốt các chính sách dành cho NKT. Đồng thời, là cầu nối với các cơ quan, tổ chức, nhà hảo tâm trong việc triển khai các hoạt động trợ giúp như hỗ trợ về y tế, thăm hỏi, động viên, tặng quà, trao tặng xe lăn, xe lắc... cho NKT. Thực hiện tư vấn nghề, việc làm và hỗ trợ NKT tìm kiếm việc làm. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở dạy nghề và tạo điều kiện thuận lợi cho NKT có nhu cầu được học nghề phù hợp... Chỉ tính năm 2023, các cấp hội NKT trong tỉnh đã xây mới, sửa chữa 26 nhà tình thương, đại đoàn kết, với tổng số tiền trên 1,3 tỷ đồng; dạy nghề cho 111 người, với kinh phí trên 363 triệu đồng, trong đó đã giải quyết việc làm cho 87 người; hỗ trợ vật nuôi, cây trồng cho 56 hộ, với tổng số tiền trên 482 triệu đồng; hỗ trợ 8 con bò sinh sản trị giá trên 150 triệu đồng...
Từ sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp chính quyền, sự chung tay giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân và của cả cộng đồng, NKT ngày càng được trợ giúp thiết thực, hiệu quả hơn. Đó cũng chính là “chìa khóa” để họ vươn lên, hòa nhập xã hội.
Bài và ảnh: Trần Hằng
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:29:00
Giải mã bí ẩn về vùng "tam giác tử thần” trên gương mặt mỗi người
-
2024-11-21 15:39:00
Nét đẹp nghề cói trên vùng đất Nga Sơn
-
2024-04-17 10:08:00
Phát triển “cây xóa nghèo” ở Mường Lát
Thường Xuân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Trao giải Cuộc thi nấu ăn trực tuyến: “Muôn kiểu nấu Tết - Muôn điều tích cực”
Cảnh giác với chiêu trò trục lợi từ “lòng nhân ái”
Cô và trò cùng hiến tóc vì bệnh nhân ung thư
Áo xanh của bản!
Muôn kiểu “chữa lành” của người trẻ
Sôi nổi giải bóng chuyền da nam tại Lễ hội đền thờ Lê Hoàn
Trung tâm Y tế huyện Hậu Lộc: Nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu sức khỏe cho Nhân dân
Bác sĩ của những bệnh nhân “đặc biệt”