(vhds.baothanhhoa.vn) - Các bậc cha mẹ khôn ngoan biết rằng con cái tự túc tài chính sẽ ít bị tổn thương hơn qua những thăng trầm của cuộc sống. Bảo vệ con mình khỏi các tác động bởi những thực tế chua cay cuộc đời đôi khi len lỏi vào trong việc giáo dục chúng về tài chính vừa là quyền năng trong vai trò cố vấn của các bậc phụ huynh.

Dạy con về tài chính: Việc chưa bao giờ là quá muộn

Các bậc cha mẹ khôn ngoan biết rằng con cái tự túc tài chính sẽ ít bị tổn thương hơn qua những thăng trầm của cuộc sống. Bảo vệ con mình khỏi các tác động bởi những thực tế chua cay cuộc đời đôi khi len lỏi vào trong việc giáo dục chúng về tài chính vừa là quyền năng trong vai trò cố vấn của các bậc phụ huynh.

Dạy con về tài chính: Việc chưa bao giờ là quá muộn

Cuốn sách giới thiệu 10 kỹ năng tài chính cơ bản, cung cấp những kiến thức vỡ lòng về tài chính. Những kỹ năng này theo tác giả Joline Godfrey sẽ trang bị cho bạn một chiếc áo giáp, chuẩn bị cho con cái đương đầu với những thách thức của cuộc sống mà không làm chúng hoảng sợ.

10 kỹ năng tài chính cơ bản gồm: Tiết kiệm bằng cách nào, làm thế nào để trả công xứng đáng, làm thế nào để chi tiêu khôn ngoan; nói chuyện về tài chính ra sao? Làm thế nào để sống trong phạm vi ngân sách, đầu tư bằng cách nào, thực hành tinh thần doanh nhân ra sao, kiểm soát nợ nần như thế nào, sử dụng tiền bạc thế nào để thay đổi thế giới và làm thế nào để trở thành công dân toàn cầu?

Những thói quen tài chính lành mạnh chắc chắn không chỉ tiếp thu vào sự thẩm thấu mà phải được tiếp thu và huấn luyện như một cú đánh tay trái thành công trong môn tennis hoặc một bước nhảy phức tạp, thông qua huấn luyện và không ngừng thực hành.

Dựa trên nghiên cứu tổng hợp và ý kiến của các chuyên gia, sách đã phân chia lứa tuổi các con thành nhiều giai đoạn, giai đoạn nào cũng cần dạy dỗ về tài chính. Giai đoạn từ 9 đến 12 tuổi nghĩa là giai đoạn học sinh tiểu học, các con nên biết cân đối một tài khoản đơn giản và theo dõi một tài khoản tiết kiệm.

Giai đoạn 13 đến 15 tuổi các con đã có thể bắt đầu học cách kiếm tiền, biết kinh doanh từ nhỏ, gia tăng hiểu biết về đầu tư, biết đọc hiểu các sao kê của ngân hàng và hiểu về lãi suất và cổ tức.

Giai đoạn học sinh trung học phổ thông là giai đoạn mà các con có thể phát triển về khả năng tự túc về kinh tế cũng như có khả năng nói chuyện về tài chính và kế hoạch tương lai.

Giai đoạn tiếp theo khi con bước vào đại học cũng là lúc cần biết cách tạo ra việc làm, hiểu lý do và cách thức để phát triển mức tín nhiệm về tín dụng.

Khi nhận thức rõ về điều này và áp dụng từng cách thức vào các giai đoạn phù hợp, tự khắc gia đình có chức năng như là chiếc lưới an toàn cho con trẻ và giúp các con dần có các kỹ năng đồng bộ về tài chính và quản lý tài chính dần đứng vững trên đôi chân của mình.

Có 3 điều trẻ cần ghi nhớ đó là cách ứng xử với đồng tiền, vốn con người và sự sẵn sàng của bạn. Nếu cách ứng xử với đồng tiền khiến bạn nhận ra con bạn thuộc nhóm nào: Là người tích trữ, vung tay quá trán, hay chắt bóp, hào phóng, cơ hội hoặc thờ ơ với đồng tiền, thì vốn con người chính là sự đánh giá về tài sản của chính bạn, chính các thành viên trong gia đình bạn dựa trên các tiêu chí: các giá trị, niềm tin, niềm đam mê của cá nhân và gia đình, những khác biệt về giới và về thế hệ, di sản, ý thức và sự từng trải, khả năng kể chuyện và cố vấn.

Gia đình có chủ ý tốt đẹp thường sẽ nghĩ về truyền thống gia đình, thỉnh thoảng nhớ tới một câu chuyện thật đáng tự hào của gia đình và biết ơn những kỹ năng và tài năng trong gia đình. Gia đình dạng này sẽ sử dụng vốn liếng này để tập trung vào những gì quan trọng với mình, đồng thời lên kế hoạch nuôi dưỡng và phát triển sự giàu có đích thực của mình - tương tự cách mình nuôi dưỡng và phát triển vốn tài chính của bản thân.

Có một ví dụ rất thực tế mà bé gái đã chia sẻ trong cuốn sách. 12 tuổi, chính bố mẹ em đã nói rằng: Họ sẽ không mua sắm quần áo cho bé nữa và quyết định cắt đi một số nhu cầu chưa cần thiết. Chính họ đã tạo ra một khoảng hở giữa nhu cầu và ham muốn của em bé đó. Cảm giác bị sốc nhanh chóng được thay thế bởi lòng tự hào về thành quả đạt được. Và thế là em bé đó, sau này dành dụm tiền theo học đại học và có khả năng mua xe riêng cho mình. Bài học ở đây được rút ra đó là, bố mẹ không cần lên lớp đơn điệu, chính trải nghiệm thực tế đã khiến các bé ở độ tuổi khát khao sống độc lập hiểu rằng cần quản lý nhu cầu và ham muốn của chính mình. Hãy trở thành những người cố vấn để con cái mình vươn xa.

Làm sao để bạn không đơn độc trong chuyến hành trình là cố vấn tài chính cho con? Đó là hãy tập hợp một nhóm cố vấn về tài chính đáng tin cậy, có thể là các chuyên gia, là phụ huynh các bạn của con mình... Bất cứ khi nào và bất cứ hoàn cảnh nào hãy cố gắng tách tiền bạc ra khỏi những điều diệu kỳ, và con trẻ cần sớm hiểu rằng, ATM không phải là cây rút tiền vô thời hạn. Nó cần phải được tích lũy, gửi vào trước khi được rút ra.

Đưa ra tấm gương cho trẻ học theo cũng là gợi ý hay mà các bậc phụ huynh cần thực hiện. Hãy thể hiện với con cái rằng, cuộc sống có rất nhiều điều thú vị và lạ lẫm. Trách nhiệm tài chính là một phần tạo nên cuộc sống như vậy. Hãy nêu gương thực hành lập ngân sách cho việc bảo vệ môi trường, hỗ trợ ngành y tế địa phương hoặc giúp đỡ tài chính cho một đoàn thể để con trẻ được nhìn thấy toàn bộ con người bạn, thay vì chỉ là ông bố bà mẹ đơn thuần.

Sách đưa ra một thông điệp rất rõ ràng: Giáo dục về tài chính không chỉ liên quan tới đồng tiền. Thành thạo về tài chính, trong ý nghĩa tốt đẹp nhất, là một công cụ giúp những người trẻ tuổi thể hiện giá trị, tính cách và bản chất của mình. Đó là một phương tiện giúp chứng minh sự tự tin và kỷ luật. Tóm lại, đó là cách thể hiện chúng là ai và chúng sẽ trở thành người như thế nào?.

Nguyễn Hường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]