(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Những năm qua, Trại Tạm giam Công an tỉnh luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các can phạm, phạm nhân, đặc biệt là các đối tượng nữ, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng góp phần tạo bước chuyển biến trong nhận thức và ý thức cải tạo và tái hòa nhập cộng đồng đối với phạm nhân nữ, giúp họ ổn định cuộc sống, giảm tỉ lệ tái phạm tội và vi phạm pháp luật.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật cho can phạm, phạm nhân nữ

(VH&ĐS) Những năm qua, Trại Tạm giam Công an tỉnh luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các can phạm, phạm nhân, đặc biệt là các đối tượng nữ, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng góp phần tạo bước chuyển biến trong nhận thức và ý thức cải tạo và tái hòa nhập cộng đồng đối với phạm nhân nữ, giúp họ ổn định cuộc sống, giảm tỉ lệ tái phạm tội và vi phạm pháp luật.

Một trong những nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục hiệu quả nhất mà Trại Tạm giam Công an tỉnh đã và đang triển khai thực hiện đó là ký kết chương trình phối hợp với Hội LHPN tỉnh về giáo dục, cải tạo phạm nhân nữ và giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng giai đoạn 2016 - 2020.

Bà Phạm Thị Thanh Thủy - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: Trước mắt, Hội LHPN tỉnh sẽ phối hợp với Trại Tạm giam Công an tỉnh tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ báo cáo viên, tuyên truyền viên cho cán bộ làm công tác quản lý, giáo dục phạm nhân nữ; Thường xuyên phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm của Hội LHPN tỉnh để dạy nghề, giới thiệu việc làm cho phạm nhân nữ sắp chấp hành xong án phạt tù; phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội để tạo điều kiện cho chị em được vay vốn, phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Đối với nữ phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù, công an và Hội LHPN tỉnh sẽ phối hợp với Trung tâm Tư vấn pháp luật, Hội Luật gia Thanh Hóa đến giới thiệu cho các phạm nhân nắm được những quy định cơ bản của pháp luật về hình sự, dân sự, hôn nhân - gia đình, đất đai, hộ tịch - hộ khẩu, học nghề - việc làm, điều kiện, thủ tục xóa án tích... Qua đó, phối hợp, động viên, giáo dục, giúp đỡ họ có việc làm ổn định, không tái phạm tội và vi phạm pháp luật.

Phạm nhân Trần Thị Tuyết (SN 1974), ở xã Nga Thái, huyện Nga Sơn bị kết án 3 năm tù giam về sản xuất, buôn bán hàng giả, đang chấp hành án tại Trại Tạm giam Công an tỉnh cho biết: Tôi rất cảm động khi các cơ quan chức năng, trong đó có Hội Luật gia Thanh Hóa quan tâm, tổ chức lớp học tái hòa nhập cộng đồng. Các cán bộ tư vấn pháp luật rất nhiệt tình, chia sẻ với chúng tôi, trả lời cặn kẽ, cụ thể những vấn đề về pháp luật mà chúng tôi muốn tìm hiểu. Còn phạm nhân Đinh Thị Lan (SN 1992), ở xã Hà Yên, huyện Hà Trung phạm tội trộm cắp tài sản, bị kết án 3 năm tù giam tâm sự: Trước đây tôi cứ nghĩ khi chấp hành xong án phạt tù là đương nhiên được các cơ quan chức năng xóa án tích mà không phải làm thủ tục gì. Nay được tư vấn, tôi mới biết được cụ thể điều kiện, thủ tục mà mình phải thực hiện để được xóa án tích.

Không còn phải đối mặt với sự xa lánh, mặc cảm, kỳ thị của những người xung quanh, không còn bế tắc trong hành trình kiếm tìm kế sinh nhai, giờ đây, những người lầm lỗi đã được xã hội và cộng đồng quan tâm tạo điều kiện chăm lo sản xuất, xây dựng cuộc sống mới. Đó chính là lòng nhân ái, sự bao dung và chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta với những người một thời lầm lỗi.

Mai Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]