(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Đến hẹn lại lên, cứ mỗi dịp Tết Trung thu đến các bậc phụ huynh lại băn khoăn khi lựa chọn đồ chơi cho con trẻ bởi thị trường bày bán tràn lan với nhiều mẫu mã bắt mắt.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Để con trẻ trở về với Tết Trung thu truyền thống

(VH&ĐS) Đến hẹn lại lên, cứ mỗi dịp Tết Trung thu đến các bậc phụ huynh lại băn khoăn khi lựa chọn đồ chơi cho con trẻ bởi thị trường bày bán tràn lan với nhiều mẫu mã bắt mắt.

Tràn lan đồ chơi bạo lực

Dạo quanh phố phường Thanh Hóa đồ chơi trẻ em được bày bán tràn ngập với nhiều mặt hàng từ bình dân đến cao cấp, trong đó đồ chơi mang tính bạo lực có xuất xứ từ Trung Quốc vẫn là sự lựa chọn của nhiều em nhỏ.

Anh Trần Văn Thiết, tiểu thương chợ Vườn Hoa cho biết: “Năm nay sức mua đối với các mặt hàng đồ chơi Trung Quốc khá lớn, đa phần khách hàng là trẻ nhỏ, đều thích lựa chọn các đồ chơi lạ mắt và kinh dị, các đồ chơi truyền thống vẫn rất ít người mua”.

Nhìn những mặt hàng đồ chơi mô phỏng kiểu dáng vũ khí của một số game online bạo lực, phim hoạt hình như súng bắn đạn nhựa, súng ngắn, kiếm, đao phát sáng... được nhập từ Trung Quốc có thể dễ dàng nhận thấy đồ chơi ”ngoại” đã đánh trúng được tâm lý trẻ em khi khơi gợi được tính hiếu kỳ và tò mò của các em.

Theo như nhiều chủ cửa hàng cho biết, những mặt hàng này là những mặt hàng cấm. Tuy nhiên theo quan sát của chúng tôi thì những đồ chơi bạo lựcvẫn được bày bán công khai tại các cửa hàng và các chợ. Những đồ chơi này có giá không hề rẻ, dao động từ vài chục nghìn đến hàng trăm nghìn, thậm chí có những đồ chơi công nghệ cao với nhiều tính năng bạo lực giá có thể lên tới tiền triệu.

Hầu hết tại các cửa hàng, đồ chơi Trung Quốc vẫn chiếm thị phần lớn 80 đến 90%. Nhưng phần lớn các bậc phụ huynh khi mua đồ chơi cho con đều không chú ý đến xuất xứ mà chủ yếu tập trung vào giá cả, mẫu mã và màu sắc và cũng là chiều theo ý thích của các em nhỏ.

Để tìm hiểu rõ hơn về chất lượng đồ chơi trẻ em, chúng tôi đã trao đổi với ông Đàm Bá Quang - Trưởng phòng Quản lý công nghệ, Sở KH&CN, được ông cho biết: “Căn cứ vào quy chuẩn quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành thì đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước và nhập khẩu chỉ được phép lưu hành trên thị trường khi được chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn về an toàn và đều phải dán tem chứng nhận hợp quy, tem chứng nhận chất lượng”. Thế nhưng thực tế cho thấy, không phải loại đồ chơi nào được bày bán tại các cửa hàng đều đáp ứng được các quy chuẩn trên và vẫn được bày bán một cách công khai và tràn lan trên thị trường.

Cần hướng tới thị trường đồ chơi truyền thống

Trái ngược với cảnh tấp nập người mua, người bán tại các của hàng đồ chơi Trung Quốc thì các cửa hàng đồ chơi truyền thống lại vắng bóng người mua. Các mặt hàng đồ chơi truyền thống chủ yếu là đèn kéo quân, đèn ông sao, trống cơm, đầu lân... cũng có giá giao động từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn tùy vào kích thước và chủng loại khác nhau.

Cửa hàng đồ chơi trung thu truyền thống vắng người mua.

Anh Mai Thanh Bình, chủ cơ sở sản xuất đồ chơi trung thu truyền thống cho trẻ em ở phường Đông Vệ (TP. Thanh Hóa) cho biết: “Dù thị trường đồ chơi ngoại nhập ngày càng nhiều, nhưng cơ sở của chúng tôi vẫn duy trì và hàng năm đến dịp Tết Trung thu cơ sở vẫn sản xuất từ 500 đến 700 cái đèn ông sao và đèn kéo quân để bán ra thị trường. Nhiều đơn vị, tổ chức trong tỉnh hàng năm vẫn đến đặt làm đèn ông sao với kích thước lớn để tổ chức trung thu tại các trung tâm văn hóa và để trưng bày”.

Có lẽ đây là một tín hiệu vui đối với đồ chơi truyền thống khi không ít các bậc ông bà, cha mẹ vẫn tìm kiếm và chọn cho con em mình những chiếc đèn ông sao, chiếc mũ sư tử, những hình ảnh mô phỏng chú Cuội, chị Hằng… Nhằm hướng tới cho các em có một Tết Trung thu tràn ngập ánh trăng, nhộn nhịp tưng bừng rước đèn ông sao, đèn kéo quân cùng với các trò chơi dân gian.

Hoàng Lan



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]