(vhds.baothanhhoa.vn) - Từng ở trong tình trạng xuống cấp, tuy nhiên được sự quan tâm kịp thời của các cấp, ngành, đặc biệt do làm tốt công tác xã hội hóa, đến nay chùa Yên Lộ (xã Thiệu Vũ, huyện Thiệu Hóa) đã được trùng tu, tôn tạo, trở thành địa chỉ sinh hoạt tín ngưỡng của người dân trong vùng.

Chùa Yên Lộ: Một địa chỉgiáo dục truyền thống cách mạng và sinh hoạt tín ngưỡng

Từng ở trong tình trạng xuống cấp, tuy nhiên được sự quan tâm kịp thời của các cấp, ngành, đặc biệt do làm tốt công tác xã hội hóa, đến nay chùa Yên Lộ (xã Thiệu Vũ, huyện Thiệu Hóa) đã được trùng tu, tôn tạo, trở thành địa chỉ sinh hoạt tín ngưỡng của người dân trong vùng.

Chùa Yên Lộ: Một địa chỉ giáo dục truyền thống cách mạng và sinh hoạt tín ngưỡng

Chùa thuộc làng Yên Lộ, xưa gọi là làng An Lộ (An Lỗ). Trước năm 1945 làng Yên Lộ thuộc tổng Phù Chẩn, huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Hóa. Từ năm 1945 đến nay dù có sự tách, nhập của huyện, làng Yên Lộ vẫn giữ nguyên đơn vị hành chính.

Chùa xây dựng trên sườn ngọn núi đá cách làng 300 m. Đây là ngôi chùa nhỏ, chưa xác định được thời gian xây dựng lần đầu. Chùa được trùng tu vào năm 1928. Kiến trúc của chùa gồm nhà 3 gian lợp ngói, kết cấu vì kèo theo lối truyền thống, có các bệ thờ Phật. Do thời gian và nhiều biến cố lịch sử chùa Yên Lộ trở thành phế tích.

Chùa Yên Lộ: Một địa chỉ giáo dục truyền thống cách mạng và sinh hoạt tín ngưỡng

Giai đoạn 1930 - 1945 Chùa là địa điểm hoạt động của cán bộ cách mạng. Năm 1935 Chi bộ Đảng địa phương cử đồng chí Hoàng Văn Quế ra trông coi chùa để dễ bề hoạt động. Thời kỳ 1935 - 1936, Tỉnh ủy Thanh Hóa nhiều lần tổ chức hội nghị củng cố tổ chức, củng cố phong trào tại ngôi chùa này. Từ đó trở đi, việc liên lạc giữa cán bộ cách mạng trong tỉnh, huyện, tổng đều lấy chùa làm địa điểm hẹn gặp để trao đổi hoặc họp kín và đều diễ ra một cách thuận lợi.

Với địa thế kín đáo và dễ thoát hiểm khi bị kẻ thù tấn công, Chùa Yên Lộ luôn trở thành nơi dừng chân lý tưởng của các chiến sỹ cách mạng trong thời kf hoạt động bí mật.

Chùa Yên Lộ: Một địa chỉ giáo dục truyền thống cách mạng và sinh hoạt tín ngưỡng

Chùa Yên Lộ vừa là thắng cảnh vừa là di tích cách mạng tiêu biểu. Những năm gần đây, chính quyền, Nhân dân làng Yên Lộ và bà con gần xa công đức đã phục dựng lại ngôi chùa trên nền móng cũ.

Chùa Yên Lộ đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của Nhân dân. Ngày 1-7-2019, UBND tỉnh đã ra quyết định công nhận Di tích lịch sử cách mạng Chùa Yên Lộ là điểm du lịch của tỉnh.

Chùa Yên Lộ: Một địa chỉ giáo dục truyền thống cách mạng và sinh hoạt tín ngưỡng

Việc quy hoạch, đầu tư xây dựng, bảo tồn, tôn tạo di tích Chùa Yên Lộ đã và đang làm sống lại một địa chỉ cách mạng tiêu biểu của Đảng bộ Thanh Hóa thời kỳ hoạt động bí mật (1930-1945).

Nới đây cũng đang trở thành một điểm đến nhiều tiềm năng để phát triển du lịch về nguồn gắn kết với các di tích trên địa bàn huyện.

Thu Thủy


Thu Thủy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]