(vhds.baothanhhoa.vn) - Đền thờ Thái úy Lý Thường Kiệt nằm trên mảnh đất thiêng xưa, nay thuộc xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung. Đây là một trong những ngôi đền cổ ở Thanh Hóa còn giữ được vẻ nguyên sơ với nhiều chứng tích lịch sử, văn hóa còn lại.

Đặc sắc kiến trúc đền thờ Lý Thường Kiệt

Đền thờ Thái úy Lý Thường Kiệt nằm trên mảnh đất thiêng xưa, nay thuộc xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung. Đây là một trong những ngôi đền cổ ở Thanh Hóa còn giữ được vẻ nguyên sơ với nhiều chứng tích lịch sử, văn hóa còn lại.

Đặc sắc kiến trúc đền thờ Lý Thường Kiệt

Cổng chính vào Đền thờ Lý Thường Kiệt.

Đặc sắc kiến trúc đền thờ Lý Thường Kiệt

Đền thờ Thái úy Lý Thường Kiệt - một danh tướng đời nhà Lý có công lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược nhà Tống vào năm 1075-1077. Ông được biết đến là một trong 14 vị tướng tài, Anh hùng dân tộc tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam. Công lao của ông còn gắn liền với 19 năm (1082-1101) được vua biệt phái vào cai quản trấn Thanh Hóa (nay là tỉnh Thanh Hóa).

Đặc sắc kiến trúc đền thờ Lý Thường Kiệt

Xưa kia đền được xây dựng theo kiến trúc nhà 5 gian, mái lợp ngói âm dương.

Đặc sắc kiến trúc đền thờ Lý Thường Kiệt

Cột, kèo và các vì trong đền được chạm khắc tinh xảo với các họa tiết hoa văn về các linh vật như: Long, ly, quy, phụng và hoa lá cách điệu.

Đặc sắc kiến trúc đền thờ Lý Thường Kiệt

Bạo cửa được làm bằng gỗ lim theo kiến trúc xưa.

Đặc sắc kiến trúc đền thờ Lý Thường Kiệt

Tam quan vẫn giữ nguyên lối kiến trúc xưa.

Đặc sắc kiến trúc đền thờ Lý Thường Kiệt

Thủ từ Phạm Ngọc Quỳ giới thiệu về kiến trúc của ngôi đền và ý nghĩa của các cổng giữa, cổng không quan, cổng giả quan được dành cho từng đối tượng khác nhau.

Đặc sắc kiến trúc đền thờ Lý Thường Kiệt

Cửa bức bàn được làm bằng gỗ lim theo kiểu kiến trúc xưa.

Đặc sắc kiến trúc đền thờ Lý Thường Kiệt

Thủ từ Phạm Ngọc Quỳ cho biết nhiều lần bom Mỹ bắn phá cầu Lèn ở gần đó, tuy nhiên đền không bị trúng bom. Sau nhiều lần tôn tạo di tích vẫn cơ bản giữ được kiến trúc xưa.

Đặc sắc kiến trúc đền thờ Lý Thường Kiệt

Đền Thái úy Lý Thường Kiệt có hai ngày lễ lớn là ngày giỗ của ông (21-6 ÂL) và ngày lễ khai ấn đầu năm vào ngày 25 tháng Giêng.

Thu Thủy


Thu Thủy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]