(vhds.baothanhhoa.vn) - Nằm ở ranh giới 3 huyện Nông Cống, Triệu Sơn và Đông Sơn có một tòa thành kỳ vĩ của chủ quân Nguyễn Chích xây dựng để chống giặc Minh xâm lược ở thế kỷ XV. Có nhiều giai đoạn di tích này gần như bị lãng quên, những đoạn thành đất bị khai thác để làm vật liệu xây dựng, cộng với thời gian hơn 600 năm có lẻ đã làm mai một và hư hỏng nhiều đoạn công trình lịch sử này. Tuy nhiên, một số nền móng của tòa thành đất đắp tựa theo dãy núi Hoàng Nghiêu hiện vẫn còn nhiều dấu tích.

Dấu tích thành đá của chủ quân Nguyễn Chích chống giặc Minh

Nằm ở ranh giới 3 huyện Nông Cống, Triệu Sơn và Đông Sơn có một tòa thành kỳ vĩ của chủ quân Nguyễn Chích xây dựng để chống giặc Minh xâm lược ở thế kỷ XV. Có nhiều giai đoạn di tích này gần như bị lãng quên, những đoạn thành đất bị khai thác để làm vật liệu xây dựng, cộng với thời gian hơn 600 năm có lẻ đã làm mai một và hư hỏng nhiều đoạn công trình lịch sử này. Tuy nhiên, một số nền móng của tòa thành đất đắp tựa theo dãy núi Hoàng Nghiêu hiện vẫn còn nhiều dấu tích.

Dấu tích thành đá của chủ quân Nguyễn Chích chống giặc Minh

Trong quá trình tìm hiểu các cứ liệu lịch sử, chúng tôi tiếp cận được nhiều kết quả nghiên cứu và thu thập trong dân gian của cố nhà nghiên cứu văn hóa - lịch sử Hoàng Tuấn Phổ. Nhiều tài liệu ghi lại, dãy núi Hoàng Nghiêu chạy dọc các huyện Đông Sơn và Nông Cống được tướng quân Nguyễn Chích tận dụng một số đoạn phù hợp làm tường thành. Theo đó, khoảng năm 1415, tướng quân Nguyễn Chích người làng Vạn Lộc, huyện Đông Sơn, đã xây dựng căn cứ Hoàng Nghiêu Sơn để khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược (trước thời điểm Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn khoảng 3 đến 4 năm). Nguyễn Chích chiêu binh và cho đắp thành Hoàng Nghiêu, xây đá nối các ngọn núi Mũi Bạc, Đá Bạc, Ba Bò, Thung Thuyền, Thung Giếng, Thung Táo, Thung Dài, Núi Cấm, Núi Am... tạo thành tòa thành đá hùng vĩ có một không hai trong lịch sử đấu tranh chống xâm lược của dân tộc.

Dấu tích thành đá của chủ quân Nguyễn Chích chống giặc Minh

Cán bộ văn hóa xã Hoàng Sơn (Nông Cống) Lê Công Hiệp cho biết: Chạy dọc một phần của xã là dãy núi đá trập trùng, cao khoảng từ 200 đến 400 m, được xem là đoạn thành tự nhiên vững chãi.

Dấu tích thành đá của chủ quân Nguyễn Chích chống giặc Minh

Vị trí giữa các đỉnh núi thuộc thôn Nhâm Cát, có một bãi đất bằng rộng khoảng 2 ha với tên gọi “Bãi huấn luyện”, hiện được người dân địa phương trồng keo xanh mướt. Theo truyền miệng của người dân ở đây, tên gọi của bãi đất cao khoảng 200m này là do trước đây nghĩa quân Nguyễn Chích lấy nơi này làm địa điểm huấn luyện quân sĩ. Phía dưới chân núi, một bãi đất khác rộng chừng 5.000 m2 cũng được gọi là “Bãi nhốt ngựa”.

Dấu tích thành đá của chủ quân Nguyễn Chích chống giặc Minh

Tại thôn 2 Yên Mỗ cùng xã, những đoạn thành đất tuy đã bị khai thác và san phẳng, nhưng phần chân thành hiện vẫn còn với chiều rộng khoảng 30m, cao 1 đến 2 m. Trên đoạn nền chân thành còn rõ nhất hiện đã được gia đình anh Lê Sỹ Mạnh xây dựng nhà ở và hệ thống công trình phụ. Chị Lê Thị Vân, vợ anh Mạnh chia sẻ: Những năm 90 của thế kỷ trước, gia đình tôi lên vùng chân núi Hoàng Nghiêu để ở, lúc đó dải đất này cao như ngọn đồi nên phải cải tạo thấp dần để xây dựng. Nhiều gia đình lên khu mới ở chân núi này định cư cũng vậy. Khoảng 10 năm trước, đất của những đoạn thành nhân tạo này còn bị người dân địa phương lấy để đắp nền, mở rộng đường vào khu dân cư mới ven chân núi. Nhiều người dân ở xã Hoàng Sơn cũng khẳng định, những năm 80, 90 của thế kỷ trước, khi chăn trâu, bò ở khu vực này, vẫn thấy những đoạn thành đất cao gần chục mét.

Dấu tích thành đá của chủ quân Nguyễn Chích chống giặc Minh

Một đoạn thành đất nhân tạo còn sót lại tại thôn Yên Mỗ, xã Hoàng Sơn. Theo nhiều người dân địa phương, những năm 70 - 80 của thế kỷ trước, đoạn thành này vẫn còn cao 4 - 5 m, nhưng nay đang dần mất dấu tích.

Dấu tích thành đá của chủ quân Nguyễn Chích chống giặc Minh

Ông Lê Văn Thường, Phó Chủ tịch UBND xã Hoàng Sơn cho biết, không tính những dãy núi đá được tướng quân Nguyễn Chích lợi dụng làm tường thành, thì trên địa bàn xã có ghi nhận dấu tích của 3 đoạn thành nhân tạo. Đoạn thứ nhất dài khoảng 150 m thuộc thôn Yên Mỗ, đoạn thứ hai dài hàng trăm mét qua thôn Hồi Cù nhưng đến nay đã mất hiện trạng. Đoạn cuối thuộc thôn Nhâm Cát, dài khoảng 200m chạy đến giáp bờ sông Hoàng, bên kia là xã Đồng Thắng của huyện Triệu Sơn. Hàng chục năm trước, di tích này gần như bị quên lãng, cũng không được bảo vệ nên bị khai thác làm vật liệu xây dựng, thời điểm dân ra khai hoang lập nghiệp nên phá làm nhà. Khoảng gần 10 năm trở lại đây mới có một số nhà nghiên cứu xới xáo lại, tổ chức hội thảo lịch sử nên chính quyền địa phương và các ngành liên quan cũng mới vào cuộc. Tuy nhiên đến nay, thành Hoàng Nghiêu cũng chưa được công nhận di tích, địa phương cũng mới dừng ở việc đo vẽ, cắm mốc để bảo vệ.

Dấu tích thành đá của chủ quân Nguyễn Chích chống giặc Minh

Dấu tích một đoạn thành đất bị người dân bạt đi để xây dựng công trình phụ từ nhiều năm trước.

Dấu tích thành đá của chủ quân Nguyễn Chích chống giặc Minh

Nền của một đoạn thành đất được hạ thấp độ cao và san phẳng nhưng vẫn cao hơn những khu đất xung quanh chừng 1 - 2 m, hiện là sân và vườn của một hộ dân ở xã Hoàng Sơn định cư ven chân núi Hoàng Nghiêu.

Lê Đồng


Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]