(vhds.baothanhhoa.vn) - Là một trong số hơn 70 địa điểm thờ vị Thượng tướng dũng mãnh thời Trần - Trần Khát Chân ở xứ Thanh, đền Tam Tổng nằm trên địa phận làng Phương Giai (Phương Nhai) xã Vĩnh Tiến (Vĩnh Lộc), cách Di sản văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ chưa đầy 1 km.

Đền Tam Tổng và danh tướng uy dũng Trần Khát Chân

Là một trong số hơn 70 địa điểm thờ vị Thượng tướng dũng mãnh thời Trần - Trần Khát Chân ở xứ Thanh, đền Tam Tổng nằm trên địa phận làng Phương Giai (Phương Nhai) xã Vĩnh Tiến (Vĩnh Lộc), cách Di sản văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ chưa đầy 1 km.

Đền Tam Tổng và danh tướng uy dũng Trần Khát Chân

Di tích đền Tam Tổng là nơi thờ vị tướng uy dũng Trần Khát Chân.

Nhắc đến danh tướng Trần Khát Chân, sử liệu và dân gian đều nhớ đến vị tướng trẻ uy dũng, trung thành tuyệt đối với nhà Trần, cuối cùng bị chém đầu vô cùng đau đớn, để lại sự thương cảm và trân trọng cho hậu thế.

Đền Tam Tổng và danh tướng uy dũng Trần Khát Chân

Đi qua thăng trầm lịch sử, hậu cung di tích đền Tam Tổng với những dấu ấn kiến trúc được lưu giữ.

Vương triều Trần vào cuối thế kỷ XIV bộc lộ sự suy yếu thấy rõ, trong nước nổi loạn, phía Bắc nhà Minh nhòm ngó, phía Nam giặc Chiêm Thành liên tục quấy phá. Năm 1389, vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga đem quân đánh phá Đại Việt. Lúc bầy giờ, dũng tướng Trần Khát Chân (người làng Hà Lãng nay thuộc thị trấn Vĩnh Lộc) đã xin với Thượng hoàng Trần Nghệ Tông đem quân chặn giặc, cùng quyết tâm: “Nếu không đuổi được giặc xâm lăng thì không có ngày về”. Tháng Giêng năm 1390, ông giết được vua Chiêm là Chế Bồng Nga, đại thắng trở về. Ông được phong chức Thượng tướng quân khi mới 20 tuổi.

Tuy nhiên, sự suy vong của nhà Trần đã không không thể cứu vãn. Đỉnh điểm là việc Hồ Quý Ly cho dời đô về Thanh Hóa, ép vua Trần nhường ngôi cho Thái tử An mới 3 tuổi, để thâu tóm mọi quyền lực trong tay. Trước tình thế ấy, vương tôn, quý tộc và tướng sĩ trung thành với vương triều Trần không cam lòng. Nhân lễ Minh Thệ ở Đốn sơn (núi Đún) đã cùng nhau âm mưu giết Hồ Quý Ly. Tuy nhiên, sự việc bại lộ, Trần Khát Chân cùng hơn 370 tướng sĩ khác đã bị chém đầu vô cùng thảm khốc. Theo sách Đại Việt Sử lý toàn thư: “Trần Khát Chân khi sắp bị hành hình ở núi Đún đã thét lên ba tiếng, chết ba ngày sắc mặt vẫn tươi như sống, ruồi nhặng không dám bâu”.

Đền Tam Tổng và danh tướng uy dũng Trần Khát Chân

Tên gọi đền Tam Tổng xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIX khi ba tổng (Cao Mật; Bỉnh Bút; Nam Cai) cùng nhau đóng góp tiền của để trùng tu di tích.

Truyền thuyết dân gian đến nay vẫn kể lại: Sau khi bị chém đầu, Trần Khát Chân lại nhặt đầu lắp lên cổ rồi phóng ngựa trên con đường Hoa Nhai, lên cổng nam thành An Tôn (Thành Nhà Hồ). Tuy nhiên, trên đường gặp một bà lão, ông dừng lại hỏi: “Bà có thấy ai bị chém đầu rồi lại lắp đầu vào lên ngựa chạy được không?”. Bà lão trả lời: “Chỉ có ông là thánh mới lắp đầu mà chạy được”. Nghe xong, cả người ông rời ngựa đổ xuống đất. Chính ở khu vực này, người dân đã lập nên đền thờ Phương Nhai, sau này gọi tên là đền Tam Tổng.

Tên gọi đền Tam Tổng được cho rằng xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIX, khi người dân ở ba tổng (Cao Mật; Bỉnh Bút; Nam Cai) cùng nhau đóng góp tiền của để trùng tu, nâng cấp đền được khang trang, vững chãi.

Theo các cụ cao niên trong làng, đền Tam Tổng xưa kia có cấu trúc với tiền đường và hậu cung, hai bên là giải vũ. Bên trong hậu cung đặt long ngai, bài vị của vị Thượng tướng, cùng với đó còn có chấp kích, đại đao, long đao, bố chùy, bát xà mâu; nhà tiền đường “3 gian 2 chái” rộng rãi, cổng lợp mái ngói thâm nghiêm. Tuy nhiên, trải qua thời gian, dấu tích lịch sử của di tích chủ yếu chỉ còn nhà hậu cung. Còn lại phần nhiều đã được trùng tu, tôn tạo. Cảnh sắc cũng nhiều đổi thay.

Ông Trần Đăng Khoa - một người dân địa phương, từng có thời gian trực tiếp gắn bó với việc trùng tu, tôn tạo di tích, hiện tại đang trông coi di tích đền Tam Tổng cho biết: “Di tích là không gian văn hóa tâm linh của người dân địa phương và điểm dừng chân dâng hương, vãn cảnh của du khách khi về với Thành Nhà Hồ. Mỗi năm vào ngày kỵ của Ngài (24 tháng 4 âm lịch) Nhân dân trong vùng lại về đây, bày tỏ tấm lòng thành kính, cầu mong những điều tốt đẹp”.

Năm 1992 đền Tam Tổng đã được công nhận là Di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh.

Khánh Lộc


Khánh Lộc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]