(vhds.baothanhhoa.vn) - Cụm di tích lịch sử, văn hóa cách mạng Đình Liên Châu và Đình Hoàng Chung (xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa) từ lâu đã trở thành “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Di tích lịch sử cách mạng ở Hoằng Châu

Cụm di tích lịch sử, văn hóa cách mạng Đình Liên Châu và Đình Hoàng Chung (xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa) từ lâu đã trở thành “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Di tích lịch sử cách mạng ở Hoằng Châu

Toàn cảnh đình Liên Châu nhìn từ ngoài vào

Di tích lịch sử cách mạng ở Hoằng Châu

Đình Liên Châu là nơi thờ Tiến sĩ Đào Thành, người có công khai hoang, mở điền, lập ấp. Ông đỗ Tiến sỹ đời Hậu Lê, làm quan dưới triều Lê Nhân Tông. Nơi đây là cơ sở hoạt động cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Nhật năm 1945.

Di tích lịch sử cách mạng ở Hoằng Châu

Đôi rồng đá bên ngoài cổng vào Đình Liên Châu được chính quyền và Nhân dân đóng góp, xây dựng.

Di tích lịch sử cách mạng ở Hoằng Châu

Đình Liên Châu trước đây được các triều vua phong kiến ban tặng 48 đạo sắc phong, tuy nhiên đến nay không còn do bị mất cắp.

Di tích lịch sử cách mạng ở Hoằng Châu

Gắn liền truyền thống cách mạng của quê hương Hoằng Hóa, 76 năm qua Đình Liên Châu là địa danh đi vào lịch sử Đảng bộ huyện, là điểm khởi nguồn cuộc khởi nghĩa trên dịa bàn diễn ra tháng 7 năm 1945.

Di tích lịch sử cách mạng ở Hoằng Châu

Năm 1992 Đình Liên Châu cùng với Đình thôn Hoàng Chung được công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia.

Di tích lịch sử cách mạng ở Hoằng Châu

Đình Hoàng Chung hiện lưu giữ 12 đạo sắc phong, từ đời Vua Lê Trang Tông, Cảnh Hưng, Tây Sơn, triều Nguyễn. Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, đây là cơ sở hoạt động cách mạng chống Nhật.

Di tích lịch sử cách mạng ở Hoằng Châu

Tại Đình Hoàng Chung đã diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt chống quân Nhật và lính bảo an khủng bố, mở đầu sự kiện khởi nghĩa giành chính quyền huyện Hoằng Hóa thắng lợi vào ngày 24-7-1945.

Di tích lịch sử cách mạng ở Hoằng Châu

Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, Đình Hoàng Chung được xây dựng từ rất lâu, hiện một số kiến trúc gỗ trong đình vẫn còn nguyên vẹn.

Di tích lịch sử cách mạng ở Hoằng Châu

Với mong muốn giá trị lịch sử của đình Liên Châu được bảo tồn, giữ gìn, phát huy, tiếp tục là “địa chỉ đỏ” trong hành trình về nguồn của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong và ngoài huyện, năm 2018 xã đã xây dựng kế hoạch trùng tu, tôn tạo, xây mới một số hạng mục công trình của khu di tích trong năm 2019 với tổng dự toán trên 2 tỷ đồng…

TRUNG LÊ


TRUNG LÊ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]