(vhds.baothanhhoa.vn) - Tọa lạc ở xã Liên Lộc (Hậu Lộc), với lối kiến trúc độc đáo, chùa Hàm Long là điểm đến tâm linh nổi tiếng, hấp dẫn đông đảo du khách.

Điểm đến sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân Liên Lộc

Tọa lạc ở xã Liên Lộc (Hậu Lộc), với lối kiến trúc độc đáo, chùa Hàm Long là điểm đến tâm linh nổi tiếng, hấp dẫn đông đảo du khách.

Điểm đến sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân Liên Lộc

Theo sử sách ghi lại, năm Ất Dậu 1.285 tại bến đò Tân Phú thuộc Lâu Giang, nay là dòng sông thuộc địa phận làng Bạch Đầu, xã Quang Lộc (Hậu Lộc) đã xảy ra một cuộc giao chiến chống giặc Nguyên - Mông do các tướng Trần Quang Khải - Hà Đặc - Hà Chương chỉ huy. Sau thắng lợi của trận chiến vang dội ấy, Vua Trần Nhân Tông đã cho xây một ngôi chùa thờ phật tại đây.

Sau khi xây xong chùa để văn quan Phạm Tôn Oai và võ quan Phạm Công Tuy ở lại cai quản chùa. Hai vị về làng chưa được bao lâu thì đất nước bị giặc Xiêm xâm lược, hai vị lại cùng nhau đi dẹp giặc bảo vệ đất nước. Sau khi đất nước bình định 2 vị quan cưỡi voi về làng, khi đi đến Mã Giang hai thớt voi cùng hai ông biến mất trong cơn giông tố mịt mùng, Nhân dân hai làng Vại Tiền - Vại Thượng thương tiếc xây dựng khu lăng mộ cho hai vị và suy tôn là thành hoàng làng.

Đến thời Vua Tự Đức mới cho dân làng cùng phật tử xây lại chùa Rồng và được đổi tên thành Hàm Long tự. Chùa được xây dựng lại gồm 3 gian, có hiên rộng và hậu chẩm nối liền với chùa. Sân trước chùa rộng trên 70m2, lát gạch đỏ trước sân có 2 cột đá, có bệ thờ ngoài trời. Giếng trước chùa được xây lại bằng đá xanh lấy từ núi Nhồi. Vườn chùa rộng trên 5.00 m2, trồng nhiều loại cây xanh, có ao cá. Nhà tổ 5 gian, cột gỗ, tường gạch. Tam quan treo chuông đồng lớn. Trong phạm vi chùa còn có đền thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh.

Điểm đến sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân Liên Lộc

Sau cách mạng tháng 8-1945, trải qua nhiều biến cố lịch sử chùa đã trở thành phế tích, các công trình kiến trúc, nền móng cũ đều bị ẩn sâu dưới lòng đất… Hình ảnh ngôi chùa chỉ còn lại trong trí nhớ và hoài niệm của các cụ cao niên trong làng.

Để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của Nhân dân trong vùng, được sự đồng thuận của chính quyền địa phương, hội đồng hương xã Liên Lộc tại Hà Nội đã xin cấp lại toàn bộ đất của chùa xưa, từng bước kêu gọi các nhà hảo tâm, Nhân dân địa phương đóng góp vật chất, cung tiến tiền bạc, nhân lực để xây dựng lại chùa.

Đến nay chùa đang từng bước được phục dựng, là điểm đến sinh hoạt văn hóa tâm linh, nơi gửi gắm những mong ước, nguyện vọng của người dân địa phương.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]