(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong tâm thức người Việt tự xưa “cây đa, bến nước, sân đình” vẫn vẹn nguyên hình ảnh gợi biết bao thân thuộc. Trải qua thăng trầm thời gian, cho đến nay đình làng Hồ, xã Thọ Thanh (Thường Xuân) không chỉ là nơi hội họp, giao lưu văn hóa - văn nghệ, mà còn là hiện thân của sự đoàn kết cộng đồng.

Đình làng Hồ, nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa dân gian

Trong tâm thức người Việt tự xưa “cây đa, bến nước, sân đình” vẫn vẹn nguyên hình ảnh gợi biết bao thân thuộc. Trải qua thăng trầm thời gian, cho đến nay đình làng Hồ, xã Thọ Thanh (Thường Xuân) không chỉ là nơi hội họp, giao lưu văn hóa - văn nghệ, mà còn là hiện thân của sự đoàn kết cộng đồng.

Đình làng Hồ, nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa dân gian

Đình làng Hồ đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh năm 2013

Đình làng Hồ được xây dựng trên khu đất rộng và cao ráo ở trung tâm làng Hồ xưa (nay là thôn Hồng Kỳ), bất kỳ ai đến đây đều đón nhận cảm giác yên bình chốn làng quê. Ở gần đình làng có cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Trải qua bao biến thiên của lịch sử cây này vẫn sừng sững tràn đầy nhựa sống.

Theo lời kể của các cụ già ở làng Hồ và tập sách “làng Hồ xưa, thôn Hồng Kỳ nay” do Chi bộ thôn Hồng Kỳ (xã Thọ Thanh) biên soạn năm 2012, thì thành Hoàng được thờ ở đình làng Hồ là Lê Phúc Chân và Lê Phúc Trực, hai người từ Phủ Thanh Hóa vượt sông Chu đến vùng đất Ngọc Bối - nơi có đất đai phì nhiêu, đồi núi trùng điệp khai sơn phá thạch, lập trang ấp làm ăn sinh sống, sinh con đẻ cái ngày một đông lập nên làng Vườn.

Trải qua thời gian dài hàng trăm năm, cư dân đến đây định cư ngày càng đông đúc, họ khai thác ruộng đất, mở mang điền thổ xây dựng xóm làng ngày một trù phú, tạo nên sách Ngọc Bối, trong đó có làng Hồ.Đình làng Hồ, nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa dân gian

Ban thờ đặt ở gian cuối đình, tính từ cửa vào

Đình làng Hồ được xây dựng từ khi mới lập làng, nhưng không ai nhớ rõ quy mô cấu trúc, đến năm 1635 đình được làm lại bằng tranh tre, nứa lá. Năm 1907 được tôn tạo và hoàn thành vào năm 1911, kiến trúc bằng gỗ, đòn tay, rui mè bằng luồng, mái lợp bằng tranh.

Đến năm 1927, đình lại tôn tạo lần thứ 2, và hoàn thành vào năm 1937, phần mái hoành tải bằng tre, mái lợp tranh tre nứa lá được thay bằng gỗ, lợp ngói mũi hài. Đình có cấu trúc như những ngôi đình khác, gồm cổng đình, sân đình và tòa đại đình, nhưng trong khuôn viên của di tích hiện chỉ còn lại sân đình và tòa đại đình.

Ở đình làng Hồ, hình khối kiến trúc của bộ khung gỗ và sự trang trí đường nét (gờ chỉ), nổi, chìm trên các cấu kiện kiến trúc như quá giang, câu đầu, kẻ chuyền, kẻ bẩy, xà, đã làm cho nội thất của công trình trở nên mềm mại và uyển chuyển. Các họa tiết cũng được thể hiện và trang trí công phu, tỉ mỉ trên những bộ phận khác nhau của kiến trúc. Đó là hình tượng lá cúc cách điệu chạm nổi trên hệ thống các con rường ở vì thứ 2 và vì thứ 6. Lá cúc ở đây được chạm hình to bản, có đủ sống lá, gân lá, mép lá hình răng cưa gần giống với lá cây dương xỉ.

Loài hoa cúc biểu hiện cho bản chất thanh tao, kín đáo và lâu tàn thể hiện sự bình dị, gần gũi thiên nhiên và được sử dụng như một biểu tượng cao qúy.

Đình làng Hồ, nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa dân gian

Đình làng Hồ, nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa dân gian

Những mảng chạm khắc nghệ thuật độc đáo vẫn được lưu giữ

Cách bài trí đồ thờ ở đình làng Hồ khác với các ngôi đình khác. Ở đây ban thờ được đặt ở gian cuối tính từ cửa vào. Bệ thờ được xây bằng xi măng gồm 3 cấp. Bệ thấp nhất có chiều dài 1,75m, chiều rộng 0,70m, chiều cao 1,10. Bệ thứ hai từ dưới lên có kích thước chiều dài 1,75m, chiều rộng 0,75m, chiều cao 1,50m. Bệ thứ ba (cao nhất) có kích thước chiều dài 1,75m, chiều rộng 0,90m, chiều cao 1,80m. Trên bệ thờ đặt ngai thờ, bài vị của Thành hoàng làng, khay mịch, bát hương, đài nước… và một số đồ thờ khác.

Với lịch sử lâu đời và những kiến trúc đặc sắc, năm 2013 đình đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.

Đình làng Hồ, nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa dân gian

Đình không chỉ là nơi hội họp, giao lưu văn hóa, mà còn là hiện thân của tình đoàn kết cộng đồng

Hàng năm, để tưởng nhớ công ơn của các vị thần đã có công lập làng, chính quyền và người dân địa phương tổ chức lễ hội đình làng Hồ vào ngày 13-2; ngày mùng 4, 5 tháng 4; ngày 21, 22 tháng 8 để cầu phúc, cầu yên, cầu hòa. Đây là dịp để người dân địa phương cũng như con em xa quê tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ tới công lao của các thế hệ cha ông đã có công khai đất, lập làng.

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]