(vhds.baothanhhoa.vn) - Được khởi dựng vào cuối thời Nguyễn, khi di tích đình Bồng Hạ, xã Minh Tân (Vĩnh Lộc) bị xuống cấp nghiêm trọng. Thay vì trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, chính quyền và Nhân dân địa phương đã cùng đóng góp kinh phí để trùng tu di tích nhằm giữ lấy “hồn làng”.

Giữ “hồn làng” đình Bồng Hạ bằng nguồn xã hội hóa

Được khởi dựng vào cuối thời Nguyễn, khi di tích đình Bồng Hạ, xã Minh Tân (Vĩnh Lộc) bị xuống cấp nghiêm trọng. Thay vì trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, chính quyền và Nhân dân địa phương đã cùng đóng góp kinh phí để trùng tu di tích nhằm giữ lấy “hồn làng”.

Giữ “hồn làng” đình Bồng Hạ bằng nguồn xã hội hóa

Đình Bồng Hạ hoàn thành trung tu cuối năm 2019 với tổng kinh phí hơn 1,3 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa.

Làng Bồng Hạ bên bờ Bắc sông Mã nằm ở nơi “chuyển tiếp” giữa đồng bằng và thượng du. Dễ hiểu vì sao, trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với sự thuận tiện giao thông thủy bộ, nơi đây từng là hậu phương của chiến khu Ngọc Trạo.

Giữ “hồn làng” đình Bồng Hạ bằng nguồn xã hội hóa

Di tích đình Bồng Hạ thờ Thành hoàng làng Linh Lang Thượng đẳng thần, tương truyền là con trai vua nhà Lý.

Di tích đình Bồng Hạ tọa lạc tại trung tâm làng (Bồng Hạ), ngoảnh mặt hướng Đông. So với nhiều đình làng thời Nguyễn, đình Bồng Hạ có lịch sử khởi dựng khá muộn (năm 1940). Với kiến trúc 5 gian 6 vì kèo, được chống đỡ bởi 24 cột gỗ lớn. Bên ngoài mái hiên còn được chống đỡ bởi các cột đá nhằm đỡ các “kẻ bẩy.

Giữ “hồn làng” đình Bồng Hạ bằng nguồn xã hội hóa

Bức đại tự trong di tích đình Bồng Hạ.

Từ khi được khởi dựng, đình Bồng Hạ là nơi thờ Thành hoàng làng Linh Lang Thượng đẳng thần. Theo truyền thuyết, vị thần Linh Lang là con thứ 4 của vua Lý, có công trong việc đánh thắng giặc ngoại xâm đã hi sinh trong cuộc chiến chống nhà Tống xâm lược xưa kia. Sau khi qua đời hóa thành rắn lớn, hiển linh được thờ phụng ở nhiều nơi. Trong truyền thuyết dân gian, ngài đã hóa thân thành sông, núi, đầm, hồ… từ đó “sống” trong đời sống người dân.

Giữ “hồn làng” đình Bồng Hạ bằng nguồn xã hội hóa

Cột gỗ và chân tảng đá được giữ nguyên khi trùng tu đình Bồng Hạ.

Sách “Thanh Hóa Chư thần lục” cũng ghi, đại ý: Thôn Bồng Hạ thờ Linh Lang Thượng đẳng thần, người già trong làng không ai còn nhớ chắc chắn về vị thần được thờ ở đình làng. Nhưng hàng năm, vào ngày rằm tháng Giêng có tục rước thần từ nghè Cung lên đình Bồng Hạ rất long trọng, với sự tham gia của tất cả dân làng…. Đến ngày hôm nay, vào ngày rằm tháng Giêng, người dân Bồng Hạ vẫn duy trì tổ chức lễ hội tế thần Linh Lang.

Giữ “hồn làng” đình Bồng Hạ bằng nguồn xã hội hóa

Hiện vật rùa đá tại di tích đình Bồng Hạ.

Với giá trị vốn có, năm 2005 đình Bồng Hạ được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Tuy nhiên, trải qua thời gian, di tích đình Bồng Hạ cũng không tránh khỏi việc xuống cấp, đòi hỏi cần được trùng tu. Trong khi đó, số lượng di tích trên địa bàn cả tỉnh “chờ” được trùng tu, chống xuống cấp lại nhiều. Sau nhiều cuộc họp bàn với sự tham gia của cấp ủy, chính quyền và người dân, đã đi đến quyết tâm phải giữ được ngôi đình làng - tâm huyết của cha ông xưa, cũng là điểm tựa tâm linh bao đời. Mọi nguồn lực xã hội hóa được kêu gọi cho việc huy động kinh phí trùng tu đình. Từ nguồn đóng góp của người dân địa phương, con em xa quê đến các nhà hảo tâm xa gần. Mọi sự kêu gọi đều được công khai, quá trình thực hiện chặt chẽ.

Giữ “hồn làng” đình Bồng Hạ bằng nguồn xã hội hóa

Hệ thống khung gỗ của di tích đình Bồng Hạ được giữ lại khá nguyên vẹn khi trùng tu.

Di tích đình Bồng Hạ được hạ giải toàn bộ kiến trúc gỗ, chỉ thay thế những chỗ hư hỏng, giữ lại toàn bộ khung gỗ; cùng với đó là nâng cốt nền lên cao, thay ngói lợp mới. Cuối năm Kỷ Hợi 2019, việc trùng tu di tích đình Bồng Hạ đã được hoàn thiện với tổng kinh phí hơn 1,3 tỷ đồng. Điều đáng nói, 100% kinh phí trùng tu di tích đều từ nguồn xã hội Hóa. Ông Trịnh Quốc Tuấn, Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn - Trưởng làng văn hóa Bồng Hạ cho biết: “Để việc trùng tu đình Bồng Hạ thành công thì việc tuyên truyền, vận động, kêu gọi để mỗi gia đình, người dân nhận thức được giá trị, ý nghĩa của di tích, từ đó nhiệt tính ủng hộ là rất quan trọng. Trong tổng kinh phí trùng tu Đình, có một người con của làng Bồng Hạ là ông Trịnh Song Hào đã hảo tâm ủng hộ đến 80% kinh phí, đây thực sự là điều đáng mừng”.

Giữ “hồn làng” đình Bồng Hạ bằng nguồn xã hội hóa

Ngoài lễ hội lớn vào rằm tháng giêng, đình Bồng Hạ cũng là nơi họp bàn việc lớn của làng.

Ngày nay, đình Bồng Hạ ngoài thờ Thành hoàng làng Linh Lang Thượng đẳng thần, còn phối thờ các dòng tộc đã có công khai hoang lập làng (hơn 20 dòng họ) và thờ các bà mẹ Việt Nam anh hùng, những liệt sĩ đã ngã xuống vì đất nước. Chia sẻ về sinh hoạt tại đình Bồng Hạ, ông Trịnh Quốc Tuấn cho biết thêm: “Ngoài dịp chính hội, mỗi năm tại đình Bồng Hạ đều diễn ra hai lần họp làng lớn vào mùng 4 tết Nguyên đán (tổ chức mừng thọ cho người cao tuổi) và 16 tháng Giêng hop bàn đông đủ người dân, đánh giá các hoạt động của làng trong một năm đã qua, thông qua những công việc trong năm mới. Đồng thời khuyến học, trao thưởng cho các cháu học sinh đạt thành tích….”.

Giữ “hồn làng” đình Bồng Hạ bằng nguồn xã hội hóa

Trong sự phát triển của làng quê đang từng ngày đổi thay, đình Bồng Hạ vẫn là “điểm tựa” tâm linh cho người dân nơi đây.

Với tinh thần đoàn kết, thống nhất, người dân Bồng Hạ đã cùng nhau chung sức giữ gìn những giá trị văn hóa - lịch sử, vật chất - tinh thần mà cha ông xưa đã nhọc lòng xây dựng nên. Về Bồng Hạ hôm nay, Trong khung cảnh làng quê nông thôn từng ngày đổi thay, phát triển, là một không gian văn hóa làng với những giá trị văn hóa được trân trọng gìn giữ.

Khánh Lộc


Khánh Lộc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]