(vhds.baothanhhoa.vn) - Được thiên nhiên ưu đãi với nhiều rừng núi, cùng hệ thống hang động đặc sắc, huyên vùng cao Quan Hóa hiện còn lưu giữ những di tích đặc sắc gắn với đời sống, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc, đặc biệt là cụm di tích chùa Ông - động Bà gắn liền câu chuyện tình thủy chung hóa đá.

Khám phá chùa Ông, động Bà trên đất Mường Ca Da

Được thiên nhiên ưu đãi với nhiều rừng núi, cùng hệ thống hang động đặc sắc, huyên vùng cao Quan Hóa hiện còn lưu giữ những di tích đặc sắc gắn với đời sống, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc, đặc biệt là cụm di tích chùa Ông - động Bà gắn liền câu chuyện tình thủy chung hóa đá.

Khám phá chùa Ông, động Bà trên đất Mường Ca Da

Tọa lạc dưới chân núi, Chùa ở bên tả sông Mã (thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa) nhìn sang bên kia sông là động Bà Chúa Thượng ngàn. Hiếm có nơi nào lại có di tích một bên là chùa Ông, một bên là động Bà. Xung quanh sự ra đời và tồn tại của thắng cảnh chùa Ông có nhiều truyền thuyết của đồng bào Thái địa phương “nửa thực, nửa hư”.

Khám phá chùa Ông, động Bà trên đất Mường Ca Da

Cổng vào chùa Ông (thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa)

Khám phá chùa Ông, động Bà trên đất Mường Ca Da

Chùa Ông có nhiều tên gọi khác nhau, ban đầu có tên “Sân Pút” (nơi thờ Bụt), sau đó các phật tử gọi là chùa Ông. Chùa có diện tích trên 2.000m2, mặt chùa quay về hướng Tây Tây Nam, dựa lưng vào núi Chùa, bên tả có núi Pha Tóc, bên hữu có núi Pha Cuốn, phía trước có núi Múng Mường làm minh đường, hai bên đỉnh núi Múng Mường có voi chầu, hổ phục cùng dòng sông Mã bao quanh… Đây là đất tụ linh, tụ đức, thu hút được sinh lực từ trên cao xuống, tạo ra âm dương hòa hợp.

Khám phá chùa Ông, động Bà trên đất Mường Ca Da

Chùa xây dựng theo lối kiến trúc đối xứng, bao quanh gồm chính điện thờ Phật, nhà thờ Mẫu, nhà thờ gia tiên, gác chuông, giảng đường và nhà khách. Truyền thuyết kể lại rằng, sau khi Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế năm 1428, nhà vua phong cho Ngài Lò Khằm Ban chức Thượng tướng thống lĩnh quân cùng ông Tiến sĩ Chương Nghè và quan Tư Mã giao cai quản trấn giữ vùng biên ải phía Tây của đất nước.

Khám phá chùa Ông, động Bà trên đất Mường Ca Da

Tại cửa sông Lò, sau khi dựng trại nghỉ ngơi, đêm đó Ngài có một giấc mơ kỳ lạ “Ngài đang đến một máng nước để tắm, máng nước to, nước trắng xóa cả một vùng gò sau làng. Ngài đang tắm thì bỗng có một con rắn to quấn chặt thân ngài, ngài la hét vẫy vùng…”

Khám phá chùa Ông, động Bà trên đất Mường Ca Da

Khi thưc giấc, Ngài kể lại cho quân lính cùng các quan nghe, sau đó lên đỉnh Múng Mường xem thế đất và phong thủy và chọn Mường Ca Da xây dựng thái ấp, doanh trại, cùng Nhân dân khai khẩn đất hoang, làng mạc trù phú. Đặc biệt là trước sự linh thiêng của ngôi chùa Ông, bởi sau một đêm đang nghĩ cách đánh tàn quân Minh tại hang Phi, Đức Ông đến báo mộng và bày Ngài cách đánh giặc. Sau đó, Ngài cho dựng mới ngôi đền bằng gỗ mang phong cách dân tộc Lào, gọi tên là Sân Ca Da (tức chùa Ông ngày nay).

Khám phá chùa Ông, động Bà trên đất Mường Ca Da

Hòn đá hình người được thờ trong chùa Ông.

Khám phá chùa Ông, động Bà trên đất Mường Ca Da

Chùa Ông - động Bà không to và đồ sộ như những ngôi chùa và hang động khác. Xung quanh khu vực chùa Ông - động Bà còn giữ được hệ sinh thái tương đối nguyên sơ cùng hệ thống hang động phong phú, hẫn dẫn. Du khách đến với vùng đất Mường Ca Da còn được đắm chìm với nhiều truyền thuyết hấp dẫn, phong tục tập quán lâu đời của đồng bào Thái nơi thượng du xứ Thanh…

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]