(vhds.baothanhhoa.vn) - Di tích và danh thắng núi Voi trước đây thuộc xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương, nay là phường Quảng Thịnh (TP Thanh Hóa), là một quẩn thể kiến trúc đẹp gắn với Quận công Hoàng Bùi Hoàn và Trạng nguyên Trịnh Tuệ - Bậc hiền tài có nhiều đóng góp cho đất nước.

Khám phá di tích, danh thắng núi Voi

Di tích và danh thắng núi Voi trước đây thuộc xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương, nay là phường Quảng Thịnh (TP Thanh Hóa), là một quẩn thể kiến trúc đẹp gắn với Quận công Hoàng Bùi Hoàn và Trạng nguyên Trịnh Tuệ - Bậc hiền tài có nhiều đóng góp cho đất nước.

Khám phá di tích, danh thắng núi Voi

Núi Voi (phường Quảng Thịnh, TP Thanh Hóa).

Núi Voi có vị trí địa lý khá đặc biệt, sát chân núi Voi về phía Tây là sông đào nhà Lê. Xư­a kia có bến Phủ, bến Đình là nơi giao lưu buôn bán tấp nập, các hàng hóa nông lâm sản từ các tỉnh phía Nam ra, phía Bắc vào. Đây cũng là nơi bốc xếp, chuyên chở hàng hóa phục vụ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Khám phá di tích, danh thắng núi Voi

Cổng vào khu di tích, danh thắng Núi Voi.

Ca ngợi vẻ đẹp của núi Voi, sách “Thanh Hóa tỉnh chí” của Vương Duy Trinh chép như sau: “Khoe sắc màu nâu ở chân núi, phơn phớt hồng ở trên cao, nham thạch đá vôi găm kết cùng các nham thạch khác tạo nên những khối đá độc đáo, lạ kỳ. Núi Voi là cả đàn voi, mỗi con mỗi vẻ, dáng voi phục, nhưng không cúi đầu, sẵn sàng tư thế vùng lên”.

Núi Voi có nhiều hang, theo đường lên đỉnh núi ta gặp hang Trống, để lộ bầu trời xanh thông thoáng ban ngày, lung linh trăng sao ban đêm, cả hai phía Đông - Tây. Trên đỉnh núi có bàn cờ tiên, giếng tiên, những ngày trời quang mây, đứng ở đây du khách có thể phóng tầm mắt đến tận biển Sầm Sơn.

Khám phá di tích, danh thắng núi Voi

Lưng chừng núi về phía Đông Nam có hang Rồng tuyệt đẹp.

Núi Voi sơn thủy hữu tình, địa thế linh thiêng đã đi vào sử sách, thơ ca, nhạc họa của tao nhân, mặc khách đến th­ưởng ngoạn. Tại núi còn bút tích bài thơ của Trần Chu Sỹ khắc trên vách núi ở hang Trống vào mùa đông năm Nhâm Tý niên hiệu Tự Đức (1872).

Khám phá di tích, danh thắng núi Voi

Cây đa cổ thụ trên đỉnh núi Voi.

Đến với núi Voi du khách không chỉ được chiêm ngưỡng hòn đảo Ngọc Bình xa xưa của biển Đông, nằm giữa đồng bằng ven biển của Thanh Hóa mà còn vãn cảnh chùa, cảnh phủ để tìm hiểu những giá trị di tích lịch sử văn hóa từ ngàn xư­a.

Khám phá di tích, danh thắng núi Voi

Nằm trong quần thể di tích núi Voi, chùa Phúc Lâm được Nhân dân quen gọi là chùa Voi.

Chùa Voi được lập ngay phía Đông chân núi Voi vào thời Lê Trung Hưng (1533 -1789). Năm (1727) nhân dân các xã, thôn thuộc hai huyện Đông Sơn và Quảng Xương xư­a gồm xã Lưu Vệ, Thanh Xương Lâm, Bất Quần, Mỹ Cảnh, Trạch Văn Lâm, Thái Ngọc Mai, Quang Chiểu, Quảng Xuyên và 21 làng góp công, góp của thực hiện quy ước về việc thờ tự. Chùa Phúc Lâm (chùa Voi) được trùng tu, tôn tạo lại vào thời điểm ấy.

Khám phá di tích, danh thắng núi Voi

Bia đá trong sân chùa

Người có công dựng chùa là Quận công Hoàng Bùi Hoàn, tự là Phúc Linh, ng­ười dân th­ường gọi là Hoàng Bùi Tướng công hay Quận Vệ Câu Đồng vì ông sinh ra ở Câu Đồng Nội, xã Lưu Vệ (nay là làng Câu Đồng, xã Quảng Trạch), xuất thân trong một gia thế danh gia vọng tộc, nhiều đời làm quan nức tiếng cả vùng.

Khám phá di tích, danh thắng núi Voi

Phía ngoài chùa có gác chuông 8 mái uốn cong được đúc vào triều Gia Long (1802 - 1820).

Khám phá di tích, danh thắng núi Voi

Khánh đá chạm khắc tinh xảo trong sân chùa lát gạch.

Khám phá di tích, danh thắng núi Voi

Đền thờ Trịnh Huệ.

Đền thờ Trịnh Huệ cũng nằm trong quần thể khu di tích, danh thắng núi Voi. Trịnh Huệ sau đổi tên thành Trịnh Tuệ hiệu là Trịnh Tâm Cư­ Sĩ, vốn dòng dõi nhà Chúa, vì tránh tên huý vợ chúa Trịnh Tùng là Đặng Thị Huệ nên mới đổi tên thành Tuệ.

Trịnh Huệ nguyên quán làng Sáo Sơn, xã Biện Th­ượng (nay là Vĩnh Hùng, Vĩnh Lộc), sinh năm Nhâm Ngọ (1702), đời Vua Lê Hy Tông thứ 2, là người thông minh, tài trí, cần mẫn. Về sau ông cùng gia quyến dời nhà đến chân núi Voi dựng nhà dậy học lấy tên là Thảo Lư Học Quán. Khoa thi hư­ơng năm Ất Mão niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1735) đời Vua Lê Ý Tông, ông đỗ Hương cống. Năm Bính Thìn (1736) đời Lê Ý Tông, ông đỗ Trạng Nguyên. Sau khi thi đỗ nhậm chức Đông các Đại học sĩ, Thiêm sai phủ liêu. Năm Mậu Ngọ (1738) thăng Thư­ợng th­ư bộ lại, Tham tụng (Tể tướng trong phủ chúa).

Năm 1741, vua phong ông làm Thừa chính sứ Sơn Nam, Tế tửu Quốc Tử giám lo công việc đào tạo nhân tài, phát triển khoa cử của đất n­ước. Tuổi già, Quan trạng tiếp tục trở lại sống trên quê hương thứ hai: Làng Voi, xã Quảng Thịnh. Khi ông qua đời, để ghi nhớ công đức của vị Trạng nguyên Trịnh Tuệ, người thầy, người có nhiều đóng góp cho nước, cho dân, bậc hiền tài, người đương thời đã lập đền thờ ông ở núi Voi liền kề với chùa Phúc Lâm, Nhân dân địa phương quen gọi đền thờ Quan Trạng Nghè.

Khám phá di tích, danh thắng núi Voi

Đường vào Phủ Voi nằm trong khu di tích, danh thắng núi Voi.

Phủ Voi không biết có từ bao giờ, chỉ biết rằng vào năm 1931 đời Vua Bảo Đại được tôn tạo lại, nằm sát chân núi Voi về phía Tây, tr­ước mặt là sông nhà Lê hiền hòa, đưa nguồn nước bạc chảy quanh cửa phủ.

Khám phá di tích, danh thắng núi Voi

Miếu thờ Mẫu Thoải trong khuôn viên Phủ Voi

5 gian ngoài của phủ thờ các cô, các quan, bà chúa bản phủ, 2 gian trong gọi là hậu cung đặt tượng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh tọa trên kiệu sơn son thếp vàng. Phía d­ưới cạnh bờ sông có miếu thờ Mẫu Thoải. Hàng năm từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch làng mở hội phủ Voi. Lễ hội phủ Voi đã thể hiện tính thống nhất tôn thờ 1 vị thánh giữa vùng đất thuần nông với nơi đô thị, thể hiện tinh thần đoàn kết, cùng chung tín ngưỡng tôn giáo dân tộc của Nhân dân.

Khám phá di tích, danh thắng núi Voi

Bia ghi tên các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng đặt ở chân núi Voi .

Danh thắng núi Voi và di tích kiến trúc lịch sử văn hóa quanh núi là những công trình kiến trúc đồ sộ, tuyệt mỹ. Song, trải qua hàng trăm năm phong hóa, qua nhiều năm chiến tranh, qua bàn tay “vô tình” của con người nên các công trình kiến trúc đồ sộ trên không còn, nhưng nền móng, khuôn viên kiến trúc chùa, đền, văn chỉ phủ Voi vẫn còn.

Khám phá di tích, danh thắng núi Voi

Tượng voi trong khu di tích

Đền, phủ ở núi Voi không chỉ là chứng tích lịch sử văn hóa mà cũng là nơi ghi lại những chứng tích lịch sử của con người trong khói lửa chiến tranh. Đ­ược sự quan tâm của chính quyền các cấp, sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, năm 1996 nơi này đã đ­ược công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh.

Linh Hương - Sơn Đình


Linh Hương - Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]