(vhds.baothanhhoa.vn) - Mộ và đ8i9i9ền thờ Thái tể Bùi Sỹ Lâm tọa lạc tại huyện Quảng Xương. Ông là một công thần có công với đất nước, văn võ song toàn, là nhà chính trị, quân sự vào thế kỷ XVII. Hoạt động của ông đã để lại những dấu ấn trong lịch sử, có ý nghĩa ở tầm quốc gia.

Mộ và đền thờ Thái tể Bùi Sỹ Lâm

Mộ và đ8i9i9ền thờ Thái tể Bùi Sỹ Lâm tọa lạc tại huyện Quảng Xương. Ông là một công thần có công với đất nước, văn võ song toàn, là nhà chính trị, quân sự vào thế kỷ XVII. Hoạt động của ông đã để lại những dấu ấn trong lịch sử, có ý nghĩa ở tầm quốc gia.

Mộ và đền thờ Thái tể Bùi Sỹ Lâm

Mộ và đền thờ Bùi Sỹ Lâm nằm ở thị trấn Tân Phong (Quảng Xương) cách TP Thanh Hóa 8 km về phía Nam.

Mộ và đền thờ Thái tể Bùi Sỹ Lâm

Trước kia đền thờ làm bằng gỗ lim nhà ngói 5 gian, hậu cung bài trí rất đẹp, có các linh vật thờ cúng theo nghi lễ thời Lê Trung Hưng. Đến năm 1961 chỉ còn lại một khoảng đất trống, ngôi mộ, tấm bia đá có niên đại năm 1628, một số kỷ vật cùng 8 đạo sắc phong.

Mộ và đền thờ Thái tể Bùi Sỹ Lâm

Đến tháng Giêng năm 1994, chính quyền địa phương, bà con Nhân dân cùng con cháu dòng họ Bùi đã tạo dựng nhà bia. Tháng 10-1995 tôn tạo chính tẩm, xây tường rào, xin lại khu đất tọa lạc Phủ thờ cũ với diện tích gần 4.000 m2.

Mộ và đền thờ Thái tể Bùi Sỹ Lâm

Tháng 2-1997, tôn tạo tiền đường gồm 1 nhà gỗ lim 5 gian, 4 vì kèo, tường gạch, tiền đường và hậu cung lợp ngói mũi, cánh cửa làm theo kiểu kiến trúc thời Lê Trung Hưng.

Mộ và đền thờ Thái tể Bùi Sỹ Lâm

Từ hậu cung ra ngoài tiền đường có ngai thờ, tượng thờ Thái tể ở tư thế ngồi được đặt trên một bệ lớn.

Mộ và đền thờ Thái tể Bùi Sỹ Lâm

Giữa hậu cung và tiền đường là 2 ông phỗng đá, 1 bộ chấp kích gồm 8 loại binh khí bằng gỗ giống như thật được đặt trên giá lớn.

Mộ và đền thờ Thái tể Bùi Sỹ Lâm

Ngoài tiền đường có hương án, bàn thờ lớn, bàn thờ nhỏ…

Mộ và đền thờ Thái tể Bùi Sỹ Lâm

Phía sau đền thờ là mộ của đức Thái tể Bùi Sỹ Lâm, trước kia là mộ đất, sau được Nhân dân và con cháu dòng họ làm lại bằng đá.

Mộ và đền thờ Thái tể Bùi Sỹ Lâm

Hằng năm cứ đến ngày 15 tháng Giêng dòng họ Bùi Sỹ lại tiến hành lễ tế Tam tôn (cúng các thần linh: Thiên phủ - Địa phủ - Thủy phủ) để tạ ơn các vị thần linh đã phù hộ cho đoàn quân do ngài Bùi Sỹ Lâm chỉ huy, xung trận dẹp giặc thắng lợi. Ngày mồng 8 tháng 8 (âm lịch) là ngày giỗ ngài Bùi Sỹ Lâm.

Mộ và đền thờ Thái tể Bùi Sỹ Lâm

Vào những ngày kể trên, con cháu dòng họ Bùi Sỹ ở bốn phương về thăm quê, thắp nén hương trên bàn thờ tiên tổ, ngầm dặn dò nhau gìn giữ nếp nhà, đức họ, phát huy truyền thống quê hương.

Mộ và đền thờ Thái tể Bùi Sỹ Lâm

Khu di tích Mộ và đền Bùi Sỹ Lâm đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.

Thái tể Bùi Sỹ Lâm sinh năm Tân Tỵ (1551), mất năm Mậu Thìn (1643) khi đang còn tại chức, hưởng thọ 92 tuổi. Ông sinh ra tại xã Lưu Vệ, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, Tỉnh Thanh Hoa. Lúc còn nhỏ được cha mẹ cho đi học văn, luyện võ, học binh pháp, vốn là người tinh thông từ văn chương chữ nghĩa đến cung kiếm, có tài thiên bẩm về quân sự, tính tình của ông quảng bá, độ l­ượng nên được bạn bè mến mộ. Sau khi thi đỗ tam trường ông chuyển hẳn theo nghiệp binh. Trong công cuộc trung hưng nhà Lê, có sức đóng góp chung của các tầng lớp Nhân dân, trong đó, có công của Bùi Sỹ Lâm. Những hoạt động của ông đã để lại những dấu ấn trong lịch sử, có ý nghĩa quốc gia. Do những đóng góp to lớn ông đã được triều Lê Trung Hưng giữ lại làm việc cho đến phút chót cuộc đời và được triều đình phong tặng nhiều chức vụ quan trọng.

Hoàng Đông


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]