(vhds.baothanhhoa.vn) - Để có góc nhìn đa chiều xung quanh vấn đề phát triển du lịch đúng hướng, tận dụng tốt nhất lợi thế, tiềm năng, thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn được định vị trong lòng du khách, phóng viên Báo Thanh Hóa Cuối tuần đã trao đổi với những người trong cuộc: bà Vương Thị Hải Yến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Đỗ Hoàng Hữu, Giám đốc Công ty CP du lịch quốc tế Hữu Nghị, kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thanh Hóa; ông Trương Văn Minh, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bá Thước.

Nâng tầm – phát triển du lịch xứ Thanh: Những góc nhìn

Để có góc nhìn đa chiều xung quanh vấn đề phát triển du lịch đúng hướng, tận dụng tốt nhất lợi thế, tiềm năng, thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn được định vị trong lòng du khách, phóng viên Báo Thanh Hóa Cuối tuần đã trao đổi với những người trong cuộc: bà Vương Thị Hải Yến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Đỗ Hoàng Hữu, Giám đốc Công ty CP du lịch quốc tế Hữu Nghị, kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thanh Hóa; ông Trương Văn Minh, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bá Thước.

Nâng tầm – phát triển du lịch xứ Thanh: Những góc nhìn

Ảnh minh họa.

Bà Vương Thị Hải Yến: Thường xuyên đổi mới và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ

Nâng tầm – phát triển du lịch xứ Thanh: Những góc nhìn

PV: Xin bà cho biết những kết quả đạt được của du lịch Thanh Hóa kể từ khi nước ta mở cửa du lịch trở lại sau đại dịch COVID-19?

Bà Vương Thị Hải Yến: Từ khi mở cửa du lịch (15-3) đến nay, cùng với hàng loạt sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch được tổ chức, lượng khách du lịch đến Thanh Hóa tăng nhiều so với các năm. 6 tháng đầu năm 2022, du lịch Thanh Hóa ước đón 6.820.000 lượt khách, tăng 131,6% so với cùng kỳ (gấp 2,31 lần so với 6 tháng đầu năm 2021); tổng thu du lịch ước đạt 11.557 tỷ đồng, tăng 161% so với cùng kỳ (gấp 2,61 lần so với 6 tháng đầu năm 2021). Riêng trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, lượng khách du lịch đến Thanh Hóa cao nhất so với cả nước.

PV: Bà đánh giá như thế nào về tổng thu du lịch đạt được của Thanh Hóa so với tiềm năng, thế mạnh vốn có?

Bà Vương Thị Hải Yến: Lượng khách du lịch đến Thanh Hóa hàng năm đứng top đầu của cả nước, tuy nhiên tổng thu du lịch không tương ứng, cụ thể: Năm 2018 xếp thứ 6 cả nước về lượt khách, xếp thứ 10 về tổng thu; năm 2019, xếp thứ 4 về lượt khách, xếp thứ 10 về tổng thu; năm 2020, xếp thứ 5 về lượt khách, xếp thứ 8 về tổng thu du lịch.

Nguyên nhân chủ yếu do Thanh Hóa còn thiếu các dịch vụ bổ trợ, các khu vui chơi giải trí cao cấp, các trung tâm thương mại... nên mức chi tiêu của khách thấp, chưa tương xứng với lợi thế vốn có của tỉnh.

Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Thanh Hóa đã và đang phát huy nội lực, tập trung nguồn lực để hoàn thiện và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đẩy nhanh tiến độ các dự án du lịch với những tổ hợp nghỉ dưỡng vui chơi đẳng cấp để nhanh chóng tạo sản phẩm du lịch cao cấp, có tính cạnh tranh cao, thu hút khách du lịch, nhất là du khách có mức chi cao và khách quốc tế.

Năm 2022 du lịch Thanh Hóa đặt mục tiêu đón 10 triệu lượt khách, tổng thu du lịch đạt 17.920 tỷ đồng.

PV: Theo bà, để thu hút khách du lịch đến Thanh Hóa nhiều hơn, các đơn vị liên quan đến du lịch có nên giảm giá để kích cầu?

Bà Vương Thị Hải Yến: Chính sách giảm giá kích cầu du lịch thường áp dụng trong một thời điểm cụ thể và ngắn hạn. Về lâu dài, để đảm bảo tính bền vững trong thu hút du khách, ngành du lịch Thanh Hóa nói chung và doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng đang và tiếp tục tập trung làm mới các sản phẩm hiện có; bổ sung đa dạng các dịch vụ đi kèm, nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ, tạo cạnh tranh và sự khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ du lịch của tỉnh.

Ông Đỗ Hoàng Hữu: Mấu chốt cho sự phát triển của du lịch là ở con người

Nâng tầm – phát triển du lịch xứ Thanh: Những góc nhìn

PV: Là doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, ông nhìn nhận thế nào về sự phục hồi du lịch Thanh Hóa hiện nay?

Ông Đỗ Hoàng Hữu: Du lịch Thanh Hóa đang có sự phục hồi ấn tượng. Lượng khách tỉnh ngoài đến Thanh Hóa gia tăng nhanh chóng, trong đó đặc biệt là khách phía Nam - đối tượng khách tiềm năng với mức chi tiêu khá thoải mái. Thanh Hóa có nhiều điểm đến hấp dẫn, trong đó có hai điểm đến mà hầu hết khách tỉnh ngoài đặt tour qua Công ty CP du lịch quốc tế Hữu Nghị là Pù Luông và Sầm Sơn. Thậm chí Pù Luông đang được xem như một “hiện tượng” của du lịch xứ Thanh.

PV: Có ý kiến cho rằng, để thu hút du khách về với Thanh Hóa nhiều hơn, nên chăng cần có các chương trình kích cầu. Quan đểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Đỗ Hoàng Hữu: Yếu tố tạo nên sức hút của các điểm đến du lịch nổi tiếng không phải ở giá rẻ. Chúng ta vẫn nghĩ du lịch là đi tiêu tiền, nhưng ở khía cạnh khác, đi du lịch cũng chính là đang đầu tư - tái tạo sức lao động. Nếu có một chuyến du lịch chất lượng, khi trở về bạn sẽ có thêm động lực để lao động tốt hơn. Điều du khách kỳ vọng trong chuyến du lịch là gì? Là chất lượng dịch vụ mà họ được trải nghiệm liệu có thực sự tương xứng với số tiền bỏ ra.

Nói về chất lượng dịch vụ du lịch, nó không đơn thuần là phòng nghỉ, bữa ăn... mà còn cả cảm xúc. Từ nhân viên lễ tân, buồng phòng, phục vụ... tất cả đều có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của khách. Bạn có nghĩ, chỉ một sự thiếu thân thiện của nhân viên lễ tân hay thiếu chuyên nghiệp từ nhân viên buồng, phòng cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến cảm xúc của khách. Tôi nghĩ, yếu tố con người- người làm dịch vụ du lịch giữ vai trò đặc biệt quan trọng.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, từ đó góp phần nâng tầm du lịch Thanh Hóa, bên cạnh những định hướng, chương trình hành động cụ thể; đầu tư cho cơ sở vật chất; thì chất lượng nguồn nhân lực du lịch cần được chú trọng đầu tư, bồi dưỡng nhiều hơn.

Ông Trương Văn Minh: Thiếu lao động thành thạo ngoại ngữ

Nâng tầm – phát triển du lịch xứ Thanh: Những góc nhìn

PV: Có ý kiến lo ngại về sự “phát triển nóng” tại Khu du lịch Pù Luông. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này, và đâu là hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch tại Pù Luông?

Ông Trương Văn Minh: Đến thời điểm hiện tại, việc xây dựng, phát triển các địa điểm nghỉ dưỡng tại Khu du lịch Pù Luông về cơ bản vẫn tuân thủ quy hoạch.

Có một vấn đề đang đặt ra với du lịch Bá Thước nói chung, Khu du lịch Pù Luông nói riêng là chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là hướng dẫn viên địa phương, nguồn lao động phục vụ trực tiếp còn hạn chế kỹ năng, văn hóa giao tiếp, ứng xử. Lao động thông thạo ngoại ngữ chiếm tỷ lệ thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch chuyên nghiệp.

Trang Bùi (thực hiện)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]