(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong hệ thống di tích cổ trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc, đình làng Đông Môn (xã Vĩnh Long) là một trong những ngôi đình cổ nhất xứ Thanh hiện còn giữ được cơ bản nguyên trạng.

Nét đẹp đình làng Đông Môn

Trong hệ thống di tích cổ trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc, đình làng Đông Môn (xã Vĩnh Long) là một trong những ngôi đình cổ nhất xứ Thanh hiện còn giữ được cơ bản nguyên trạng.

Nét đẹp đình làng Đông Môn

Nằm cách cổng thành phía Đông Thành Nhà Hồ 70 m, mặt trước hướng về phào nước của thành đá nhà Hồ, theo phong thủy, đình nằm đúng vị trí “đắc địa” của làng. Đình là một di tích quan trọng trong hệ thống di tích phụ cận của di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ.

Đình ban đầu được xây dựng bằng tranh tre dưới thời chúa Trịnh Tùng (1570 - 1623), là trang ấp của họ Trịnh nhưng lại giao cho quan đại thần họ Vũ là ông Vũ Khắc Minh cai quản. Ông Vũ Khắc Minh là người có công lao lớn đối với họ Lê và chúa Trịnh. Ông từ Hà Nam Ninh vào Thanh Hóa chiêu nạp con cháu họ Vũ và Nhân dân khai ấp họ Trịnh khôi phục lại làng Đông Môn. Sau khi ông mất năm 1680, Nhân dân suy tôn ông là thành hoàng làng và được thờ ở nghè Hạ. Đến năm Cảnh Hưng thứ 15 triều Vua Lê Hiển Tông (năm 1753), đình làng Đông Môn được xây cất lại bằng gỗ.

Nét đẹp đình làng Đông Môn

Đình có kiến trúc gồm 5 gian, 2 chái, cấu trúc 4 mái. Đình trong giáp với đình ngoài tạo nên kết cấu theo kiểu chữ chữ đinh (J).

Kết cấu vì kèo của đình rất độc đáo, hai vì giữa chạm trổ cầu kỳ, phía trên kết cấu theo kiểu “giá chiêng, chồng rường”, soi gờ kẻ chỉ. Hai vì có hình đầu rồng chạm thủy bong, đường nét tỉ mỉ. Phần nách của 2 vì chạm bong hình “tứ linh” xen lẫn hình “tứ quý” với đường nét tinh vi, mềm mại nhưng chắc khối...

Với sự độc đáo về cấu trúc và mang giá trị nghệ thuật cao, năm 1995 đình làng Đông Môn được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Hàng năm vào dịp rằm tháng Giêng, làng Đông Môn đều tổ chức lễ hội thành hoàng làng tại ngôi đình này với các hoạt động văn hoá, tín ngưỡng thu hút đông đảo bà con Nhân dân và khách thập phương tham gia.

Các hoạt động chính trong lễ hội làng chủ yếu là nghi thức rước kiệu Thành Hoàng, thực hành nghi thức lễ tế của đội tế nam, các dòng họ trong làng dâng lễ vật cúng thành hoàng và tổ chức một số trò chơi dân gian như chọi gà, kéo co, đánh cờ… giữa các xóm trong làng.

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]