(vhds.baothanhhoa.vn) - Mỗi hiện vật, tư liệu được trưng bày tại nhà truyền thống khu di tích lịch sử Ngọc Trạo đều gắn với hoạt động của quân và dân Ngọc Trạo nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung trong phong trào đấu tranh giành độc lập, góp phần vào thành công của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 sau này. Nhà truyền thống cũng là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước cho các thế hệ tiếp nối.

Nhà truyền thống Chiến khu du kích Ngọc Trạo: Nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý trong phong trào đấu tranh cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa

Mỗi hiện vật, tư liệu được trưng bày tại nhà truyền thống khu di tích lịch sử Ngọc Trạo đều gắn với hoạt động của quân và dân Ngọc Trạo nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung trong phong trào đấu tranh giành độc lập, góp phần vào thành công của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 sau này. Nhà truyền thống cũng là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước cho các thế hệ tiếp nối.

Nhà truyền thống Chiến khu du kích Ngọc Trạo: Nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý trong phong trào đấu tranh cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa

Nhà truyền thống Chiến khu du kích Ngọc Trạo, xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành. (Ảnh tư liệu)

Nằm trong quần thể khu di tích lịch sử cách mạng chiến khu du kích Ngọc Trạo, xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành và được khởi công xây dựng năm 2010, nhà truyền thống chiến khu Ngọc Trạo đã trở thành địa điểm quen thuộc của Nhân dân và du khách đến tham quan, tìm hiểu lịch sử.

Nhà truyền thống Chiến khu du kích Ngọc Trạo: Nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý trong phong trào đấu tranh cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa

Được thiết kế theo kiến trúc nhà sàn của dân tộc Mường, chia thành 3 gian, mỗi gian được trưng bày phù hợp gắn với quá trình ra đời, hoạt động và phát triển, đấu tranh của đội du kích chiến khu gắn với tên tuổi của 3 đồng chí lãnh đạo: Đặng Châu Tuệ (chỉ huy trưởng), Đặng Văn Hỷ, Trịnh Huy Lãn (Trần Tiến Quân).

Nhà truyền thống Chiến khu du kích Ngọc Trạo: Nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý trong phong trào đấu tranh cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa

Nhà truyền thống Chiến khu du kích Ngọc Trạo: Nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý trong phong trào đấu tranh cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa

Là nơi trưng bày bộ quần áo của dân tộc Mường, chiếc giỏ tre, con dao đi rừng đã được các nữ tự vệ cải trang thành người dân để vượt qua vòng kiểm soát, tránh sự truy lùng của địch; tài liệu của mật thám Pháp; tờ báo “Tự do” và các tài liệu tuyên truyền cách mạng của Đảng bộ Thanh Hóa tại chiến khu cũng được lưu giữ cẩn thận; bức ảnh về đồi Ông Thánh - nơi hoạt động của nghĩa quân Cần Vương dưới sự lãnh đạo của Tống Duy Tân trong cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh năm 1886- 1902, sau này được Nhân dân lập nên đền thờ Tống Duy Tân và là địa điểm liên lạc của đội du kích Ngọc Trạo năm 1941; bức tranh sơn dầu mô tả lại trận chiến đấu không cân sức của các chiến sỹ tự vệ với thực dân Pháp ngày 8-10-1941 tại Đa Ngọc (Yên Giang, Yên Định) - là địa điểm tập kết để chuyển quân lên chiến khu.

Nhà truyền thống Chiến khu du kích Ngọc Trạo: Nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý trong phong trào đấu tranh cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa

Ấn tượng và gây xúc động đối với bất cứ ai đến đây có thể nhắc đến bức tranh sơn dầu mô tả lại trận đánh ác liệt giữa các chiến sỹ du kích Ngọc Trạo và thực dân Pháp ở xóm Đình, Ngọc Trạo vào đêm 18, rạng sáng 19-10-1941. Bức tranh mô tả trận chiến đấu giáp lá cà giữa những chiến sỹ du kích mặc áo nâu, vũ khí thô sơ là mã tấu, dao, kiếm, súng kíp chống trả lại sự tấn công của địch. Trận chiến đấu không cân sức nhưng quyết liệt của các chiến sỹ tự vệ đã khiến địch phải rút khỏi Ngọc Trạo nhưng đã gây nên tổn thất nặng nề cho đội du kích. Ba đồng chí Hoàng Văn Môn, Đỗ Văn Tước, Phạm Văn Hinh là những người chỉ huy đội du kích đã hy sinh, hơn 30 chiến sỹ và đồng bào bị bắt.

Nhà truyền thống Chiến khu du kích Ngọc Trạo: Nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý trong phong trào đấu tranh cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa

Không thể kể hết những hiện vật tại phòng trưng bày để lại ấn tượng sâu sắc đối với mỗi người khách đến xem, như được trở lại với thời kỳ đấu tranh anh dũng, kiên cường của cha anh vào những ngày đầu thập niên 40, thế kỷ XX, tiến tới chuẩn bị Tổng khởi nghĩa năm 1945. Về 21 chiến sỹ ưu tú trong lễ tuyên thệ “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” tại Hang Treo tối ngày 19-9-1941, thành lập đội du kích vũ trang thoát ly đầu tiên của Chiến khu Ngọc Trạo - tiền thân của lực lượng vũ trang Thanh Hóa sau nay; về hoạt động của chiến khu Ngọc Trạo tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại dấu ấn không phai mờ về hình ảnh một đội quân cách mạng, những người con ưu tú từ Nhân dân mà ra, hết lòng quả cảm vì mục tiêu giải phóng dân tộc

Nhà truyền thống Chiến khu du kích Ngọc Trạo: Nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý trong phong trào đấu tranh cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa

Kể từ khi xây dựng, Nhà truyền thống được mở cửa thường xuyên để đón tiếp Nhân dân đến tham quan, học tập. Giám đốc Ban Quản lý di tích chiến khu Ngọc Trạo Nguyễn Văn Vương cho biết: “Nhà truyền thống không chỉ góp phần “tái hiện” quá trình ra đời, hoạt động của đội du kích chiến khu Ngọc Trạo, quá trình đổi mới của huyện Thạch Thành theo từng thời kỳ, mà còn là niềm tự hào của Nhân dân Ngọc Trạo nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung nhằm góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ".

Nhà truyền thống Chiến khu du kích Ngọc Trạo: Nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý trong phong trào đấu tranh cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa

Mỗi một hiện vật trong nhà trưng bày truyền thống di tích chiến khu không chỉ là bằng chứng lịch sử mà còn là sợi dây kết nối sức mạnh tinh thần cách mạng của những người chiến sỹ năm xưa đối với các thế hệ trẻ sau này của huyện Thạch Thành nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung. Thế hệ trẻ ngày nay vẫn đang nâng niu, trân trọng những hiện vật đó xem như là bài học quý giá để tiếp tục tiếp nối và phát huy truyền thống cách mạng mà ông cha đã để lại.

Nhà truyền thống Chiến khu du kích Ngọc Trạo: Nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý trong phong trào đấu tranh cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa

Những năm qua Nhà truyền thống Chiến khu du kích Ngọc Trạo trở thành điểm tham quan hấp dân các tầng lớp Nhân dân.

Nhà truyền thống Chiến khu du kích Ngọc Trạo: Nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý trong phong trào đấu tranh cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa

Nhiều học sinh đến tham quan Nhà truyền thống.

Nhà truyền thống Chiến khu du kích Ngọc Trạo: Nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý trong phong trào đấu tranh cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa

Nhà truyền thống đang được tu bổ, tôn tạo hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Chiến khu du kích Ngọc Trạo.

Nhà truyền thống Chiến khu du kích Ngọc Trạo: Nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý trong phong trào đấu tranh cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa

Khuôn viên được chỉnh trang khang trang, xanh, sạch, đẹp.

Hiện nay Nhà truyền thống và khu vực tượng đài Chiến khu du kích Ngọc Trạo đang được huyện Thạch Thành tu bổ, tôn tạo xứng tầm hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Chiến khu du kích Ngọc Trạo (19-9-1941-19-9-2021).

Ngọc Huấn - Thu Thủy


Ngọc Huấn - Thu Thủy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]