(vhds.baothanhhoa.vn) - Những năm 1930-1945 xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) là địa phương khởi phát nhiều phong trào đấu tranh cách mạng có sức ảnh hưởng lớn. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Vĩnh Long vẫn còn đó những di tích lịch sử cách mạng liên quan đến Cuộc khởi nghĩa cách mạng tháng 8-1945, tiêu biểu là Chùa Xuân Áng - nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc. Ngoài ra, Đình Xuân Áng, Đình Cẩm Bào, Đình Đông Môn đều là những “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ.

Những “địa chỉ đỏ” ở xã Vĩnh Long - nơi giáo dục truyền thống cách mạng

Những năm 1930-1945 xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) là địa phương khởi phát nhiều phong trào đấu tranh cách mạng có sức ảnh hưởng lớn. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Vĩnh Long vẫn còn đó những di tích lịch sử cách mạng liên quan đến Cuộc khởi nghĩa cách mạng tháng 8-1945, tiêu biểu là Chùa Xuân Áng - nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc. Ngoài ra, Đình Xuân Áng, Đình Cẩm Bào, Đình Đông Môn đều là những “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ.

Những “địa chỉ đỏ” ở xã Vĩnh Long - nơi giáo dục truyền thống cách mạng

Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Thanh Hóa, ngày 16-4-1934 tại chùa Xuân Áng, Hội nghị thành lập Chi bộ Đảng đã được tổ chức, đồng chí Lê Chủ, Bí thư Tỉnh ủy thay mặt Tỉnh ủy lâm thời công bố quyết định thành lập chi bộ ghép Vĩnh Lộc - Thạch Thành gồm 5 đảng viên: Lê Văn Tân (làng Xuân Áng), Vũ Đình Hoạch, Vũ Đình Dậu (làng Đông Môn), Phạm Nhân Nhượng (làng Cẩm Bào) đều ở xã Vĩnh Long và Bùi Mai Điểm (làng Thọ Điền, xã Vĩnh Yên), đồng chí Lê Văn Tân làm Bí thư. Đây là sự kiện quan trọng từ đây Đảng lãnh đạo phong trào cách mạng tiếp tục có những bước phát triển, đấu tranh với quan lại cường hào đòi quyền dân sinh, dân chủ, bãi bỏ các thủ tục phong kiến lạc hậu và thành lập tổ chức Đoàn Thanh niên, Đội Tự vệ làng…

Những “địa chỉ đỏ” ở xã Vĩnh Long - nơi giáo dục truyền thống cách mạng

Năm 2004, Chùa Xuân Áng được đầu tư nâng cấp bằng nguồn ngân sách của huyện, xã và một phần xã hội hóa của Nhân dân làm các công trình, như mái chùa, sân, tường... Bên trong vẫn còn lưu giữ những tượng phật và là nơi sinh hoạt đời sống tâm linh của nhiều người dân trong vùng. Trông coi chùa và dọn dẹp có ông Trần Văn Giao và vợ là Lê Thị Bình. Ông bà coi đây là việc làm thường xuyên, thể hiện sự tri ân sâu sắc với những cống hiến của các thế hệ cha anh đi trước.

Những “địa chỉ đỏ” ở xã Vĩnh Long - nơi giáo dục truyền thống cách mạng

Một tấm bia được dựng lại ngay tại sân chùa như nhắc nhở những du khách về đây biết được gốc tích của lịch sử cách mạng Chùa Xuân Áng.

Những “địa chỉ đỏ” ở xã Vĩnh Long - nơi giáo dục truyền thống cách mạng

Ông Hà Nguyên Ánh, Bí thư chi bộ Xuân Áng cho biết: Chùa Xuân Áng là ngôi chùa cổ được xây dựng từ xa xưa, nằm cách biệt với làng, có đồi cây bao phủ, là nơi hoạt động bí mật của các chí sĩ yêu nước. Làng Cẩm Bào, Xuân Áng là một trong những địa điểm của cung cấp lương thực, thực phẩm, vũ khí và là nơi nương náu cho đội du kích chiến khu Ngọc Trạo.

Những “địa chỉ đỏ” ở xã Vĩnh Long - nơi giáo dục truyền thống cách mạng

Trải qua bao khốn khó nguy ngan, tinh thần cách mạng của những chí sĩ ở các làng Xuân Áng, Cẩm Bảo, Đông Môn… vẫn còn vang vọng mãi. Các điểm di tích của các làng như: Chùa Xuân Áng, Đình Xuân Áng, Đình Đông Môn, Đình Cẩm Bào đã được chính quyền, người dân địa phương gìn giữ, tu bổ, trông coi và trở thành điểm sinh hoạt tâm linh, sinh hoạt cộng đồng không thể thiếu trong đời sống và còn là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ.

Những “địa chỉ đỏ” ở xã Vĩnh Long - nơi giáo dục truyền thống cách mạng

Bên trong Đình Xuân Áng được lắp đặt những hàng ghế phục vụ sinh hoạt của người dân trong làng và luôn được dọn dẹp sạch sẽ. Năm 2017, thôn Xuân Áng đã đạt chuẩn thôn NTM đầu tiên của xã Vĩnh Long và đang tiếp tục phấn đấu đến năm 2022 đạt thôn NTM kiểu mẫu.

Những “địa chỉ đỏ” ở xã Vĩnh Long - nơi giáo dục truyền thống cách mạng

Đến với Đình làng Cẩm Bào, nơi gợi nhớ cho nhiều người biết nơi đây thường xuyên diễn ra các cuộc họp dân đòi hương lý bãi bỏ các hủ tục phong kiến, phong trào nông dân đòi giảm tô thuế, cải cách hương thôn… làm dấy lên phong trào đấu tranh cách mạng lan tỏa đến nhiều làng khác, nơi khác trong huyện. Đình còn lài nơi trú ẩn của một số du kích Chiến khu Ngọc Trạo năm 1941 khi bị giặc Pháp truy đuổi.

Những “địa chỉ đỏ” ở xã Vĩnh Long - nơi giáo dục truyền thống cách mạng

Bên trong đình vẫn còn lưu giữ được bức đại tự. Các thế hệ người dân làng Cẩm Bào đi ra luôn giữ được truyền thống quê hương cách mạng, một số người trưởng thành xa quê, vẫn luôn hướng về, có nhiều đóng góp xây dựng đình, xây dựng quê hương.

Những “địa chỉ đỏ” ở xã Vĩnh Long - nơi giáo dục truyền thống cách mạng

Là một trong những điểm du lịch vệ tinh của Di sản văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ, Đình làng Đông Môn cách Thành Nhà Hồ khoảng 400m đã được trùng tu, tôn tạo một số hạng mục.

Những “địa chỉ đỏ” ở xã Vĩnh Long - nơi giáo dục truyền thống cách mạng

Đình Đông Môn còn gợi nhớ đến ông Vũ Nguyên Hùng, Hiệu trưởng Trường Chu Văn An đã phối hợp với ông Ngô Trường Thọ (xã Vĩnh Thành) những năm trước Cách mạng Tháng 8-1945 dạy học chữ Quốc ngữ và truyền bá sách, báo phục vụ hoạt động cách mạng. Đây cũng là nơi diễn ra nhiều cuộc mít tinh đòi giảm tô thuế, cung cấp lương thực, thực phẩm, vũ khí và che dấu du kích Chiến khu Ngọc Trạo…

Lê Hà


Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]