(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong sự phát triển của dòng chảy lịch sử, xã Hoằng Giang (huyện Hoằng Hóa) là nơi để lại nhiều di tích lịch sử có giá trị văn hóa cao, trong đó không thể không nhắc đến hai khu di tích cấp Quốc gia là Đền thờ cụ Cao Bá Điển và Đền thờ Tướng quân Cao Lỗ.

Nơi thờ hai vị công thần bên bờ sông Mã

Trong sự phát triển của dòng chảy lịch sử, xã Hoằng Giang (huyện Hoằng Hóa) là nơi để lại nhiều di tích lịch sử có giá trị văn hóa cao, trong đó không thể không nhắc đến hai khu di tích cấp Quốc gia là Đền thờ cụ Cao Bá Điển và Đền thờ Tướng quân Cao Lỗ.

Nơi thờ hai vị công thần bên bờ sông Mã

Nghè Hợp Đồng (hay đền thờ Cao Lỗ), thuộc làng Hợp Đồng, nơi thờ vị thần họ Cao tên Lỗ, một tướng giỏi của vua An Dương Vương, đã có công lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước ở buổi đầu dựng nước thời kỳ Âu Lạc.

Nơi thờ hai vị công thần bên bờ sông Mã

Theo thần phả của làng Hợp Đồng, vào năm Trùng Hưng thứ nhất (1285) đời Vua Trần Nhân Tông, ông được sắc phong là “khai quốc công thần”, Dực bảo trung hưng, thượng thượng đẳng thần, Cao đại tướng quân húy Thông (tức Cao Lỗ).

Nơi thờ hai vị công thần bên bờ sông Mã

Theo truyền thuyết, ông đã giúp nhà vua chế nỏ thần từ chiếc móng của thần Kim Quy, khi Triệu Đà xâm lược Âu Lạc ông dùng nỏ thần bắn tên đẩy lùi quân giặc, Triệu Đà hoảng sợ lui binh, cho con là Trọng Thủy ở lại làm con tin rồi vờ kết thân. Cao Lỗ cùng văn võ bá quan can ngăn, nhưng vua Thục không nghe còn đối xử lạnh nhạt với Cao Lỗ, cuối cùng ông phải rời bỏ Triều đình… Trong lúc cứu giá vua, Cao Lỗ đã chạy theo trên đường qua làng Hợp Đồng, xã Hoằng Giang…

Nơi thờ hai vị công thần bên bờ sông Mã

Hiện xã Hoằng Giang có trên 1.300 nhân khẩu thuộc dòng họ Cao. Đền thờ Cao Lỗ có kiến trúc 5 gian, hình chữ “Đinh” hiên còn lưu giữ nhiều di vật như ngai thờ, bài vị cổ, sắc phong. Theo một số tài liệu, đền thờ được trùng tu từ triều vua Minh Mạng, đến đời vua Tự Đức xây thêm phần hậu cung.

Nơi thờ hai vị công thần bên bờ sông Mã

Mặt phù hình rồng được chạm trổ tinh xảo trong khu đền thờ Cao Lỗ ở làng Hợp Đồng.

Nơi thờ hai vị công thần bên bờ sông Mã

Nơi thờ hai vị công thần bên bờ sông Mã

Bia đá và rùa đội bia cổ trong khu Đền thờ Cao Lỗ

Nơi thờ hai vị công thần bên bờ sông Mã

Trong thời kỳ đấu tranh cách mạng, đền thờ Cao Lỗ là nơi đầu tiên tổ chức cuộc mít tinh với hàng nghìn người. Sau ngày hòa bình lập lại trên miền Bắc, tại đền thờ Cao Lỗ đã tổ chức hội nghị toàn miền Bắc tổng kết phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa mở đầu cho cao trào thi đua toàn miền Bắc. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đền được làm kho chứa lương thực của huyện Hoằng Hóa trên đường vận chuyển vào miền Nam.

Nơi thờ hai vị công thần bên bờ sông Mã

Cách đền thờ Cao Lỗ không xa là đền thờ Cao Bá Điển (tọa lạc tại làng Trinh Sơn). Ông là một trong hai nhà lãnh đạo tiêu biểu của “cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh” nổi tiếng trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX.

Nơi thờ hai vị công thần bên bờ sông Mã

Ông sinh ngày 11 tháng 11 năm Mậu Thân (1848), tại làng Trinh Sơn, xã Hoằng Giang, Hoằng Hóa, trong gia đình nông dân nghèo, từ thiếu thời ông tỏ ra là người ham học, có chỉ tiến thân. Năm 1879, ông tham gia kỳ thi võ và đỗ cử nhân võ. Tổng đốc Thanh Hóa lúc bấy giờ là Tôn Thất Phan đã tiến cử ông với Đề đốc Trần Xuân Soạn. Tháng 6 năm Giáp Thân (1884) ông giữ chức Suất đội vệ của Triều đình Huế… Trong cuộc tấn công kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết tổ chức, ông trực tiếp chỉ huy một cánh quân tiến đánh tòa Khâm sứ và đồn lính Pháp. Cuộc tấn công thất bại, vua Hàm Nghi rút khỏi Huế, Cao Bá Điển hộ tống nhà vua ra Tân Sở (Quảng Trị).

Nơi thờ hai vị công thần bên bờ sông Mã

Sau khi vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương (7-1885), ông cùng Trần Suân Soạn được Tôn Thất Thuyết cử về Thanh Hóa tổ chức phong trào đấu tranh vũ trang trong địa hạt này. Tại quê nhà ông đã chiêu tập nghĩa binh, trở thành một trong những người đầu tiên khởi dựng phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa…

Nơi thờ hai vị công thần bên bờ sông Mã

Ông bị thực dân Pháp sát hại tại thị xã Thanh Hoá (nay là TP. Thanh Hóa). Tướng quân Cao Bá Điển có 10 năm cống hiến sức lực, tài năng của mình trong cuộc kháng chiến chống Pháp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Sau khi bị giặc Pháp sát hại, dân làng, dòng tộc họ Cao đã đưa thi hài cụ Cao Bá Điển về an tang tại quê hương và lập đền thờ tại làng Trinh Sơn.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]