(vhds.baothanhhoa.vn) - Tọa lạc tại làng Trịnh Lộc (xã Yên Phú, Yên Định) khu di tích voi đá, ngựa đá quần thể nghệ thuật Bái Lăng được xem là công trình kiến trúc đặc sắc, là một trong những nơi thờ Trịnh Sâm sau khi Chúa qua đời.

Quần thể di tích nghệ thuật Bái Lăng

Tọa lạc tại làng Trịnh Lộc (xã Yên Phú, Yên Định) khu di tích voi đá, ngựa đá quần thể nghệ thuật Bái Lăng được xem là công trình kiến trúc đặc sắc, là một trong những nơi thờ Trịnh Sâm sau khi Chúa qua đời.

Quần thể di tích nghệ thuật Bái Lăng

Cách thị trấn Quán Lào chừng 15 km về hướng Tây Tỉnh lộ 516B, khu kiến trúc nghệ thuật đá Bái Lăng nằm tại cánh đồng làng Trịnh Lộc, trong khuôn viên trên 5.000 m2, trước đền thờ Thánh Tổ Thịnh Vương Trịnh Sâm.

Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử, chiến tranh tàn phá, khu di tích gồm những pho tượng đá đứng uy nghi, bố trí thành hai hàng với 16 pho tượng phỗng, sĩ đứng chầu uy nghiêm, mỗi bên 8 pho tượng xếp thẳng hàng nhau. Ngay giữa lối vào được đặt tượng hai ông Dã Quỳ cụt hai tay trong tư thế quỳ, tiếp đến là các pho tượng tướng sĩ, voi đá, ngựa đá… Mỗi pho tượng mang một dáng vẻ khác nhau, hoa văn trên từng pho tượng cũng vô cùng tinh xảo, có hồn.

Quần thể di tích nghệ thuật Bái Lăng

Khu di tích Bái Lăng, xã Yên Phú, huyện Yên Định trước khi tôn tạo.

Qua tìm hiểu, khu di tích ngựa đá, voi đá hình thành từ giữa thế kỷ XVII, thời vua Lê - chúa Trịnh, xây dựng trước hoặc sau chúa Trịnh Sâm qua đời.

Năm 1995 khu di tích Bái Lăng đã được công nhận là di tích cấp tỉnh.

Trước đây, khu di tích còn có nhà thờ bằng đá sau đó bị người dân khai thác lấy đá nung vôi. Cách nền đền thờ khoảng 200 m là ngôi mộ cũ của chúa Trịnh Sâm, tương truyền trước khi quân Tây Sơn đánh chiếm Thăng Long (1786), con cháu họ Trịnh đã bí mật di chuyển ngôi mộ này về xã Quý Lộc (Yên Định).

Ngoài giá trị kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, khu di tích Bái Lăng còn gắn liền giai thoại Tuyên phi Đặng Thị Huệ bị đày về đây phục dịch, trông nom mộ chồng, sau khi mâu thuẫn nội phủ phát sinh nghiêm trọng.

Theo “Hoàng Lê nhất thống chí”, khi chúa nhỏ bị bỏ, Thái phi (Dương Ngọc Hoan) sai người bắt Tuyên phi, buộc bà phải lạy tạ. Tuyên phi không chịu lạy, Thái phi bèn sai hai thị nữ đứng kèm hai bên, níu tóc Tuyên phi dập đầu xuống đất, nhưng bà vẫn nhất định không chịu lạy. Thái phi giận quá, đánh đập một hồi, nhổ nước bọt vào đầu, vào mặt, rồi đem giam vào nhà Hộ tăng ở sau vườn. Tại đây, Đặng Thị Huệ bị làm tình làm tội cực kỳ khổ sở. Một bữa, bà trốn ra khỏi cửa Tuyên vũ, chạy đến bến đò phố Khách thì bị quân lính đuổi kịp… Sau thời gian gian giam giữ nghiêm ngặt, bà được cho làm cung tần nội thị, vào Thanh Hóa hầu hạ lăng tẩm chúa Trịnh Sâm. Ở đây, bà ngày đêm gào khóc xin được chết theo chồng…

Nhân ngày giỗ Chúa đoạn tang, bà đã tuẫn tiết và được an táng cách mộ Chúa khoảng 600 m. Người dân địa phương luôn lưu truyền câu chuyện cảm động về tình yêu chung thủy của Tuyên Phi 3 năm ròng quét dọn ngôi đền thờ, trông nom mộ Chúa, khi chết gương mặt bà vẫn đẹp, vẫn mỉm cười.

Quần thể di tích nghệ thuật Bái Lăng

Tượng voi chầu bằng đá tại khu di tích

Có nhiều giả thiết xung quanh việc xây dựng khu di tích này, theo đó vào thời kỳ khủng hoảng (giữa thế kỷ XVII), nhà Trịnh đã di cư về hướng Tây Bắc, khi chúa Trịnh qua đời, mộ số lăng tẩm được dựng lên, khu du tích này là một trong số đó.

Thời đó, việc vận chuyển vật liệu chủ yếu bằng đường sông, được quan binh đưa lên bè, đến làng Trịnh Lộc ( xã Yên Phú) thấy thế đất rồng chầu nên quyết định vị trí xây lăng tại đây. Cũng theo giả thiết khác, đá tạc tượng được lấy ở núi Nhồi (nay thuộc phường An Hoạch, TP. Thanh Hóa).

Trước sự xuống cấp nghiêm trọng của khu di tích, UBND xã Yên Phú đã làm tờ trình UBND huyện và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xin kinh phí tu bổ, tôn tạo.

Thực hiện Quyết định số 3825/QĐ-UBND, ngày 5-10-2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt kinh phí tu bổ, chống xuống cấp khu di tích với số tiền trên 1,5 tỷ đồng, khu di tích đã được tôn tạo gia cố nền, móng, tu bổ các bộ phận bị sứt của tượng bằng chất liệu đá nguyên gốc, sân khu di tích cũng được lát lại bằng đá. Đến nay công trình đã trở thành điểm tham quan, tín ngưỡng thu hút nhiều du khách.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]