(vhds.baothanhhoa.vn) - Di tích lịch sử bia Phủ Cảnh xã Quảng Yên (Quảng Xương) là di tích cấp tỉnh, điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương khi ghé lại Quảng Xương.

Thăm bia Phủ Cảnh Quảng Yên

Di tích lịch sử bia Phủ Cảnh xã Quảng Yên (Quảng Xương) là di tích cấp tỉnh, điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương khi ghé lại Quảng Xương.

Thăm bia Phủ Cảnh Quảng Yên

Từ trung tâm thành phố Thanh Hóa theo Quốc lộ 1A về hướng Nam khoảng 8 km là đến khu di tích Lịch sử - Văn hóa Bia Phủ Cảnh, một dấu tích và di sản văn hóa hiếm hoi còn lại của triều đại Tây Sơn (1788 - 1802) trên đất Quảng Xương.

Thăm bia Phủ Cảnh Quảng Yên

Theo lời kể, làng Phủ Cảnh, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương ở thời Lê là nơi được chọn để xây dựng văn chỉ thờ đức Thánh Khổng. Vì thế miếu thờ này gọi là “Văn thánh Phủ Cảnh”. Thời Lê Mạt, Văn thánh Phủ Cảnh không được chú trọng như trước nữa.

Thăm bia Phủ Cảnh Quảng Yên

Đến nhà Tây Sơn, Vua Quang Trung chủ trương chấn hưng nho giáo, mở mang việc học xuống tận xã, thôn. Vì thế, ngoài văn miếu cả nước, các văn thánh tỉnh, phủ, văn chỉ hàng huyện, hàng xã đều được coi trọng, sửa sang và khu di tích bia Phủ Cảnh (lúc đó tên là Văn Thánh Phủ Cảnh) được cho khởi công xây dựng lại vào mùa đông năm Đinh Tỵ (1797) đến mùa xuân năm Mậu Ngọ (1798) thì xong.

Thăm bia Phủ Cảnh Quảng Yên

Tuy nhiên, khi nhà Tây Sơn sụp đổ (1802), Gia Long - Nguyễn Ánh đã hạ lệnh triệt phá tất cả những gì có liên quan đến nhà Tây Sơn, vì vậy văn thánh phủ Cảnh cũng phải chịu chung số phận ấy. Từ đó, Văn Thánh ngày càng trở nên hoang tàn, dấu tích còn lại sau này là nền móng và những mảnh vỡ gạch ngói.

Thăm bia Phủ Cảnh Quảng Yên

Trước đây nơi này được tạc hai tấm bia dựng trên sân, khi nhà Tây Sơn sụp đổ, Vua Gia Long hạ lệnh triệt phá tất cả những gì có liên quan đến nhà Tây Sơn, tấm bia phía nam ca tụng công đức Tây Sơn, quan viên hàng phủ không dám để, đập vỡ từng mảnh nhỏ đem chôn rải rác nhiều nơi.

Thăm bia Phủ Cảnh Quảng Yên

Tấm bia còn lại được làm bằng đá, cao 1,8 m, dày 0,2 m, rộng 0,9 m. Toàn bộ cấu trúc bia là một cụm sen được cách điệu và được biểu hiện bằng những mảng khối đơn sơ, chắc khỏe.

Thăm bia Phủ Cảnh Quảng Yên

Ngoài tấm bia, nơi đây vẫn còn lại hai con rùa đá (trong đó một con bị mất đầu nhưng đã được phục chế lại), được đặt hai bên tả, hữu đối diện nhau, to lớn bằng nhau, được tạc bằng đá nguyên khối, dài 100 cm, lưng rộng 80 cm, khắc nổi vẩy rùa hình lục lăng.

Thăm bia Phủ Cảnh Quảng Yên

Năm 2016 khu di tích Bia Phủ Cảnh được trùng tu, tôn tạo để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của bà con trong vùng và du khách thập phương.

Thăm bia Phủ Cảnh Quảng Yên

Quy mô kiến trúc Văn thánh Phủ Cảnh gồm: Tẩm miếu 5 gian. Trong tẩm miếu thờ đức Thánh Khổng, bốn vị cao đồ và 72 học trò giỏi.

Thăm bia Phủ Cảnh Quảng Yên

Ngoài tiền đường, gian giữa đặt hương án thờ các bậc tiên nho trong phủ hạt, hai bên làm nơi hội họp của các bô lão. Vào dịp đầu xuân năm mới hoặc khi có sự kiện lễ lạt quan trọng thì địa phương thường làm lễ cúng tế cầu mong việc học hành, thi cử của con cháu hanh thông. Ngoài ra dịp đầu xuân ở đây còn tổ chức biểu diễn trò “Tú Huần Thiên Linh” và trò diễn “Quân thuyền” (là hai trò diễn trong ngũ trò làng Riềng của xã Thiên Linh xưa, mang đậm màu sắc thời Tây Sơn).

Thăm bia Phủ Cảnh Quảng Yên

Việc đầu tư khôi phục, tôn tạo hoàn chỉnh và phát huy giá trị của di tích lịch sử - văn hóa Bia Phủ Cảnh cả về vật thể và phi vật thể là việc làm mang nhiều ý nghĩa, một nét đẹp văn hóa, khuyến kích truyền thống hiếu học trong nhân dân. Đồng thời đây còn là nguồn lực góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch phong phú ở khu vực này trong tương lai.

Hoàng Đông


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]