(vhds.baothanhhoa.vn) - Không chỉ là một nữ tướng trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, bà Lê Thị Hoa còn là người có công đầu trong việc tạo dựng nên vùng đất xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn ngày nay.

Thăm ngôi đền thờ nữ Tướng giàu lòng yêu nước, thương dân

Không chỉ là một nữ tướng trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, bà Lê Thị Hoa còn là người có công đầu trong việc tạo dựng nên vùng đất xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn ngày nay.

Thăm ngôi đền thờ nữ Tướng giàu lòng yêu nước, thương dân

Theo một số tài liệu, nữ tướng Lê Thị Hoa sinh vào năm thuộc thập kỷ đầu Công nguyên tại thôn Thượng Linh, xã Cảo Linh, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, đạo Nam Sơn (nay là xã Đại Thắng, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Tương truyền lúc mới sinh ra bà có khuôn mặt trắng như trứng gà bóc và nụ cười như hoa nên được đặt tên là Lê Thị Hoa. Năm 18 tuổi bà kết hôn cùng ông Mai Tiến (19 tuổi) người cùng huyện, là người văn võ toàn tài và sinh được 4 người con.

Thăm ngôi đền thờ nữ Tướng giàu lòng yêu nước, thương dân

Năm 34, nhà Đông Hán cử Tô Định sang làm Thái thú ở Giao Chỉ. Tô Định là một viên thái thú vô cùng tàn bạo, một mặt vơ vét của cải của dân Giao Chỉ, một mặt thẳng tay đàn áp những người chống đối ách Bắc thuộc. Bấy giờ lòng căm phẫn của các tầng lớp Nhân dân Giao Chỉ đối với ách thống trị tàn bạo của nhà Đông Hán ngày một dâng cao, chỉ chờ có cơ hội là giáng bão lửa xuống bè lũ xâm lược.

Thăm ngôi đền thờ nữ Tướng giàu lòng yêu nước, thương dân

Mai Tiến làm quan hết sức thanh liêm, thương dân như con nên được Nhân dân tôn kính, song điều đó lại trái với chính sách cai trị của phong kiến đô hộ phương Bắc. Vì vậy, ông đã bị Tô Định Sát hại.

Thăm ngôi đền thờ nữ Tướng giàu lòng yêu nước, thương dân

Ngay sau đó, bà đã cùng 4 người con và những người thân tín rời khỏi huyện Gia Lâm trở về quê ngoại với lòng quyết tâm trả thù cho chồng. Tại đây, bà chiêu mộ nghĩa sĩ chống lại Tô Định, nhưng do lực lượng còn mỏng nên phải lui vào phía Nam, đến vùng đất Yên Nội (nay thuộc huyện Nga Sơn, Thanh Hóa).

Thăm ngôi đền thờ nữ Tướng giàu lòng yêu nước, thương dân

Tại đây bà cùng các con tập hợp, kêu gọi Nhân dân khai phá đất mới và luyện tập chiến trận chuẩn bị khởi nghĩa với số quân lên đến 2000 người.

Thăm ngôi đền thờ nữ Tướng giàu lòng yêu nước, thương dân

Cùng thời gian này ở vùng Hát Môn - Mê Linh (nay là Vĩnh Phúc) Hai Bà Trưng đã nổi dậy khởi nghĩa chống lại Tô Định. Theo lời hiệu triệu của Trưng Nhị bà Lê Thị Hoa đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa này.

Thăm ngôi đền thờ nữ Tướng giàu lòng yêu nước, thương dân

Năm Canh Tý (40), cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành thắng lợi, thu giang sơn về một mối. Bà từ chối nhận tước mà chỉ nhận thực ấp nhỏ ở vùng Yên Nội (Nga Sơn) và cho dân được miễn tô thuế, binh dịch trong hai năm. Bà mất khi tuổi đời còn trẻ.

Thăm ngôi đền thờ nữ Tướng giàu lòng yêu nước, thương dân

Trước tấm lòng trung trinh với dân với nước và sự hy sinh anh dũng của bà, Nhân dân trong vùng đã lập đền thờ bà tại xã Nga Thiện (Nga Sơn) và đền thờ vẫn còn đến ngày nay.

Thăm ngôi đền thờ nữ Tướng giàu lòng yêu nước, thương dân

Tại đền thờ bà hiện còn lưu giữ hàng chục đạo sắc phong của các triều đại nhằm ca ngợi công đức của bà.

Hoài Thu-– Hoàng Đông


Hoài Thu-– Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]