(vhds.baothanhhoa.vn) - Với diện tích 120.000m2, nằm trên ngọn núi Rồng, trận địa Đồi C4 (phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa) đã in đậm dấu ấn hào hùng, cùng với những chiến công hiển hách của quân và dân ta trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

Thăm trận địa lửa năm xưa

Với diện tích 120.000m2, nằm trên ngọn núi Rồng, trận địa Đồi C4 (phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa) đã in đậm dấu ấn hào hùng, cùng với những chiến công hiển hách của quân và dân ta trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

Thăm trận địa lửa năm xưa

Trước âm mưu phá hoại của đế quốc Mỹ, tháng 5 - 1965 toàn bộ Trung đoàn pháo cao xạ 228, Quân chủng Phòng không - Không quân nhận nhiệm vụ tổ chức chiến đấu lâu dài tại Hàm Rồng. Trung đoàn gồm 6 đại đội, mỗi đại đội đóng tại 1 địa điểm. Đại đội 4 pháo cao xạ 57 ly đóng trên đồi này, và từ đó được mang tên là Đồi C4.

Thăm trận địa lửa năm xưa

Từ năm 1965 - 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4, thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom bắn phá cầu Hàm Rồng. Tại đây, các chiến sĩ đã chiến đấu hết mình, bảo vệ thành công cầu Hàm Rồng, vị trí huyết mạch nối 2 miền Nam – Bắc.

Thăm trận địa lửa năm xưa

Cách cầu Hàm Rồng khoảng 500m, trong chiến tranh, Đồi C4 là một địa điểm lý tưởng để quân ta chọn làm trận địa pháo cao xạ, tấn công máy bay Mỹ. Vì vậy, đây cũng là điểm cao mà quân giặc bắn phá ác liệt nhất, là nơi chứng kiến những cuộc chiến đấu ngoan cường cũng như sự hy sinh anh dũng của quân và dân ta.

Thăm trận địa lửa năm xưa

Trận địa Đồi C4 bao gồm: 1 hầm chỉ huy; 2 trung đội pháo gồm pháo B1, B2; 6 khẩu đội; 1 hầm câu lạc bộ và 2 hầm đạn.

Thăm trận địa lửa năm xưa

Trên nóc hầm chỉ huy có 2 vị trí rộng chưa đầy 1m2, sâu khoảng 1,2m dành cho đại đội phó, chính trị viên phó và khí tài. Tại đài rađa quan sát (đặt cách đó không xa) do Đại đội trưởng và Chính trị viên trưởng chỉ huy. Khi thấy máy bay địch đã vào tầm ngắm thì sẽ lệnh cho hầm chỉ huy. Khi nhận được tín hiệu đánh từ đài rađa, đại đội phó sẽ lệnh cho trung đội pháo B1 và trung đội pháo B2 nhận lệnh phất cờ để các khẩu đội nhằm hướng quân thù mà bắn.

Thăm trận địa lửa năm xưa

Với diện tích 30m2, có 2 lối lên xuống nhỏ hẹp, hầm Câu lạc bộ là nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt của các chiến sĩ sau mỗi trận đánh.

Thăm trận địa lửa năm xưa

Xung quanh hầm chỉ huy gồm có 6 khẩu đội pháo, đây cũng là vị trí của các chiến sĩ pháo cao xạ trực tiếp chiến đấu với quân thù.

Thăm trận địa lửa năm xưa

Các khẩu đội 1-3 nằm ở phía Đông, ba khẩu đội còn lại án ngữ phía Tây. Trước kia tại trận địa C4, các hầm, khẩu đội đều được làm bằng gỗ và đất. Sau này, để giữ độ bền cho di tích, các cấp chính quyền đã cho xây dựng mô phỏng lại trận địa bằng bê tông dựa theo lời kể của các chiến sĩ đã từng tham gia chiến đấu tại đây.

Thăm trận địa lửa năm xưa

Trong lòng mỗi khẩu đội pháo sẽ có hai hầm chữ A nhỏ, mỗi hầm vừa đủ cho khoảng hai người chui vào bên trong. Hầm chữ A có chức năng dành cho bộ đội ẩn náu khi quân địch ném bom.

Thăm trận địa lửa năm xưa

Hiện trên Đồi C4 vẫn còn những hố bom lớn, vết tích bom đạn của quân thù dội xuống.

Thăm trận địa lửa năm xưa

Theo tài liệu, trận đánh ác liệt nhất vào ngày 3/9/1967, hôm đó địch dùng lực lượng lớn máy bay đánh vào trận địa C4. Bom nổ khắp các khu vực, 11 pháo thủ đã anh dũng hy sinh ngay trên mâm pháo, cùng nhiều các chiến sĩ khác bị thương. Có những chiến sĩ tuổi đời mới đôi mươi, khi nhìn thấy nòng pháo bị hóc đạn, đã không ngần ngại dùng cánh tay của mình cho vào nòng pháo rực lửa để kéo đạn ra đảm bảo cho đồng đội tiếp tục bắn máy bay…

Thăm trận địa lửa năm xưa

Suốt 9 năm, Đồi C4 luôn là nổi kinh hoàng của phi công Mỹ khi đến bắn phá Hàm Rồng. Đồi C4 Anh hùng đã trở thành trận địa thép của mặt trận Hàm Rồng, góp phần làm nên chiến thắng Hàm Rồng huyền thoại, trước những “Thần Sấm”, “Con Ma” của không lực Hoa Kỳ.

Thăm trận địa lửa năm xưa

Với tinh thần: “Thà gục trên mâm pháo, chứ không để cầu gục ngã”, trong những kiên cường bám trụ cùng với quân dân Hàm Rồng, Đại đội 4 đã đánh hơn 400 trận, góp phần bắn rơi 117 máy bay chiến đấu hiện đại, trong đó 2 máy bay B52 và 1 máy bay không người lái.

Thăm trận địa lửa năm xưa

Năm 1975, trận địa Đồi C4 đã được công nhận và xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Hoài Thu – Hoàng Đông


Hoài Thu – Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]