(vhds.baothanhhoa.vn) - Trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Thanh Hóa ở làng Viên Nội, xã Thiệu Viên (Thiệu Hóa) là di tích gắn liền với nhiều sự kiện quan trọng của tỉnh trong thời kỳ từ năm 1967 đến năm 1973.

Trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Thanh Hóa trong thời kỳ kháng chiến: Nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

Trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Thanh Hóa ở làng Viên Nội, xã Thiệu Viên (Thiệu Hóa) là di tích gắn liền với nhiều sự kiện quan trọng của tỉnh trong thời kỳ từ năm 1967 đến năm 1973.

Trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Thanh Hóa trong thời kỳ kháng chiến: Nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

Theo lịch sử, từ tháng 5-1967 Tỉnh ủy Thanh Hóa đã chọn làng Viên Nội làm nơi sơ tán và đặt cơ quan làm việc của Tỉnh ủy tại đây. Sau đó Tỉnh ủy đã cho thi công các công trình như nhà làm việc, hội trường lớn của Tỉnh ủy, nhà ăn, nhà ở và làm việc của cán bộ… Đồng thời, cùng với Nhân dân địa phương xây dựng hầm trú ẩn, hệ thống giao thông hào, công sự trận địa chiến đấu trên khắp địa bàn của xã.

Tháng 11-1967, toàn bộ cán bộ, cơ quan Tỉnh ủy sơ tán về ở và làm việc tại xã. Trong suốt thời gian đó người dân địa phương đã giành sự quan tâm đặc biệt về vật chất, tinh thần. Đồng thời, ra sức đề cao cảnh giác, trực chiến, canh phòng nghiêm ngặt, bảo vệ an toàn tuyệt đối cho cơ quan đầu não của tỉnh, góp phần vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Tại đây cũng đã diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng trong thời gian chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung như: Ngày 6-9-1969, tại hội trường lớn của tỉnh, Tỉnh ủy, Ủy ban Hành chính tỉnh, Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh đã tổ chức trọng thể lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh; từ ngày 21-10 đến 4-11-1969 tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 7.

Trải qua thời gian, nơi đây đã cải tạo lại một số công trình như phòng làm việc của Văn phòng thường trực Tỉnh ủy và hội trường lớn nằm trong khuôn viên của trụ sở UBND xã Thiệu Viên.

Phòng làm việc của Văn phòng thường trực Tỉnh ủy là ngôi nhà được Tỉnh ủy cho xây dựng vào năm 1967. Nhà gồm 5 gian, tường hồi bít đốc, phía trước có sân nhỏ lát gạch vuông.

Trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Thanh Hóa trong thời kỳ kháng chiến: Nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

Hội trường lớn cách phòng làm việc của thường trực Tỉnh ủy khoảng 60m về phía Bắc, gồm 7 gian. Cửa chính của hội trường nằm ngang so với chiều dọc của ngôi nhà. Hệ thống cửa vào gồm 3 cửa: Cửa giữa, hai cửa bên và hai cửa bên hiên của hội trường.

Năm 2008, di tích đã được xếp hạng là di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh. Hiện tỉnh đã có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng Di tích lịch sử cách mạng trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Thanh Hóa (thời kỳ từ 1967-1973) với tổng kinh phí 29 tỷ đồng.

Tự hào về di sản lịch sử được tôn vinh, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thiệu Viên đã và đang tiếp tục phát huy truyền thống quê hương; gắn bảo tồn di sản với phát triển du lịch, đưa nơi đây trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]