(vhds.baothanhhoa.vn) - Không chỉ có nhiều người đỗ đạt, có công trong việc bảo vệ giang sơn, chấn hưng đất nước, vùng đất Hoàng Giang (Nông Cống) còn được biết đến với ngôi chùa Vĩnh Thái - nơi ghi nhiều dấu ấn trong phong trào cách mạng.

Về đất Hoàng Giang ghé thăm ngôi chùa cách mạng

Không chỉ có nhiều người đỗ đạt, có công trong việc bảo vệ giang sơn, chấn hưng đất nước, vùng đất Hoàng Giang (Nông Cống) còn được biết đến với ngôi chùa Vĩnh Thái - nơi ghi nhiều dấu ấn trong phong trào cách mạng.

Về đất Hoàng Giang ghé thăm ngôi chùa cách mạng

Theo một số tài liệu ghi chép, chùa Vĩnh Thái được xây dựng từ thế kỷ XVI bởi một thân vương nhà Mạc là Mạc Đăng Khuê. Ông là người ngoài Bắc, do chiến tranh loạn lạc nên lánh nạn vào Thanh Hóa.

Về đất Hoàng Giang ghé thăm ngôi chùa cách mạng

Chùa có tên Vĩnh Thái với ước muốn quốc thái, dân an, thái bình vĩnh viễn. Chùa quay mặt về hướng Đông, phía sau và bên phải chùa là dãy Hoàng Ngưu có nhiều hang động kỳ thú, nhiều thảo hoa, dị thạch.

Về đất Hoàng Giang ghé thăm ngôi chùa cách mạng

Chùa Vĩnh Thái nhìn từ trên cao xuống.

Về đất Hoàng Giang ghé thăm ngôi chùa cách mạng

Giếng nước có từ lâu đời trong khuôn viên ngôi chùa.

Về đất Hoàng Giang ghé thăm ngôi chùa cách mạng

Trong thời kỳ 1930 - 1945 chùa Vĩnh Thái là cơ sở cách mạng của hai huyện Nông Cống và Thọ Xuân, là nơi liên lạc của xứ ủy Trung Kỳ, gắn liền với cụ Nguyễn Thị Hòe (thường gọi là bà Bát Diệp hay bà Bát mợi). Cụ Nguyễn Thị Hòe vốn dòng dõi tôn thất, ông nội bà tham gia chống Pháp ở Ba Đình (1885 -1887), khi Ba Đình thất thủ cụ về làm vợ lẽ ông Bát Diệp ở Nông Cống.

Về đất Hoàng Giang ghé thăm ngôi chùa cách mạng

Cuộc đời bà Bát Diệp trải qua nhiều tháng ngày gian truân, bà sinh được 9 người con. Con đầu là Đào Duy Anh, sau này trở thành học giả và nhà văn hóa lớn của đất nước, những người con còn lại đều tham gia hoạt động cách mạng. Các con của cụ, trong đó có ông Đào Duy Linh nhiều lần về thăm mẹ ở chùa Vĩnh Thái đều truyền bá tư tưởng cách mạng và thực hiện nhiệm vụ chính trị tại chùa. Chùa trở thành địa điểm liên lạc, lui tới của các chiến sỹ cách mạng trong và ngoài tỉnh. Vào năm 1938, khi thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương lên cao, tại đây diễn ra sự kiện tập trung đông người, biểu dương lực lượng với quy mô chưa từng có để các chiến sỹ cách mạng tuyên truyền, vận động, giác ngộ quần chúng, đồng thời móc nối liên lạc, trao đổi tài liệu, kinh nghiệm và thống nhất chỉ đạo phong trào cách mạng.

Về đất Hoàng Giang ghé thăm ngôi chùa cách mạng

Thời kỳ Đảng ta rút vào hoạt động bí mật, cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Văn Linh được phân công về miền Trung xây lại Xứ ủy Trung Kỳ và thường xuyên đến chùa Vĩnh Thái để gặp gỡ và làm việc với các chiến sỹ cách mạng Thanh Hóa cho đến khi bị bắt và bị đày đi Côn Đảo.

Về đất Hoàng Giang ghé thăm ngôi chùa cách mạng

Năm 1999 chùa vinh dự được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa và cách mạng, là ngôi chùa hai tầng đầu tiên ở tỉnh Thanh Hóa.

Trung Lê -Thu Thủy


Trung Lê -Thu Thủy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]