Điểm sáng phát triển văn hóa đọc
Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển văn hóa đọc trong thời đại 4.0, huyện Hà Trung đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Nhờ đó, hệ thống thư viện cơ sở được quan tâm đầu tư, nhiều hoạt động thúc đẩy phong trào đọc sách được triển khai, góp phần xây dựng văn hóa đọc cho Nhân dân, xây dựng xã hội học tập, tạo nền tảng vững chắc cho văn hóa phát triển.
Người dân thôn Tây Ninh (xã Yến Sơn, huyện Hà Trung) đọc sách tại nhà văn hóa.
Tủ sách tại nhà văn hóa thôn Tây Ninh, xã Yến Sơn có khoảng hơn 200 đầu sách, báo thuộc nhiều lĩnh vực như chính sách, pháp luật, nông nghiệp... được sắp xếp khoa học, dễ thấy và lấy đọc. Trưởng thôn Tây Ninh Nguyễn Sỹ Nam, cho biết: Cùng với nguồn sách được cấp, luân chuyển, địa phương cũng vận động Nhân dân góp sách để kho sách được phong phú hơn, đáp ứng nhu cầu đọc sách cho nhiều lứa tuổi khác nhau. Tủ sách thường xuyên được mở để phục vụ nhu cầu đọc sách của người dân và đặc biệt là trẻ em trong dịp hè. Trước giờ tham gia thể thao và hội họp người dân thường đến nhà văn hóa để đọc sách và cùng nhau trò chuyện, trao đổi thông tin. Điều này không chỉ giúp người dân có được thông tin mà còn giúp giao lưu, tạo sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
Có được phong trào văn hóa đọc phát triển sôi nổi như hiện nay, xã Yến Sơn đã đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của sách và văn học đọc, đồng thời, quan tâm xây dựng tủ sách trên địa bàn xã. Hiện xã có 1 tủ sách pháp luật tại UBND xã; 11 tủ sách tại 11 nhà văn hóa thôn. Các tủ sách được mở thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu đọc sách, tra cứu thông tin của người dân. Cùng với đó, các trường học trên địa bàn quan tâm đầu tư thư viện trường học; thường xuyên tổ chức các hoạt động đọc sách tại thư viện và ngoài sân trường cho học sinh và giáo viên tham gia; khuyến khích học sinh tham gia cuộc thi đại sứ văn hóa đọc. Nhờ đó, xã Yến Sơn đã trở thành điểm sáng trong phát triển văn hóa đọc ở huyện Hà Trung.
Cùng với Yến Sơn, các xã, thị trấn, trường học đã quan tâm xây dựng và phát triển hệ thống thư viện, tủ sách pháp luật cơ sở. Đến nay, toàn huyện có 71 thư viện trường học, 20 xã, thị trấn có phòng đọc tích hợp vào trung tâm văn hóa - thể thao xã; 143 tủ sách tại 143 nhà văn hóa thôn. Đồng thời, thư viện cấp huyện được đầu tư gần 5.000 đầu sách với 12.100 bản sách. Thư viện huyện cơ bản đáp ứng nhu cầu đọc của người dân. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, Thư viện huyện đã phục vụ 850 lượt bạn đọc. Để xây dựng nguồn sách phong phú, đa dạng, hàng năm Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Hà Trung phối hợp với Thư viện tỉnh, các công ty sách thực hiện luân chuyển sách thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, đáp ứng nhu cầu đọc sách của người dân địa phương. Cùng với đó đẩy mạnh các nguồn xã hội hóa đóng góp sách từ bạn đọc, công ty sách để làm mới kho sách của thư viện và sách luân chuyển.
Song song với xây dựng hệ thống thư viện cơ sở, huyện Hà Trung đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân trên địa bàn thường xuyên đọc sách, báo nhằm tạo thói quen, kỹ năng và phương pháp đọc hiệu quả; khuyến khích các địa phương, trường học tổ chức nhiều hoạt động phong phú, thu hút sự tham gia của đông đảo Nhân dân như: Hưởng ứng Ngày sách Việt Nam; triển lãm sách, báo; ngày hội đọc sách; hội thi kể chuyện theo sách; các phong trào đóng góp sách; hướng dẫn kỹ năng đọc, chọn sách phù hợp cho từng đối tượng.
Theo đó, hằng năm Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện phối hợp với Thư viện tỉnh tổ chức Ngày hội đọc sách, phục vụ xe thư viện lưu động, phát động vòng sơ khảo Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc. Các hoạt động được huyện và Thư viện tỉnh tổ chức sinh động, hấp dẫn thông qua các hình thức giao lưu văn nghệ, trả lời câu hỏi tìm hiểu kiến thức, tổ chức hoạt động đọc, tham quan các mô hình sách... Như năm 2024, Thư viện tỉnh đã phối hợp với huyện Hà Trung tổ chức lễ phát động vòng sơ khảo Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc tại Trường Tiểu học Hà Lâm (xã Yến Sơn). Trong khuôn khổ chương trình, ban tổ chức đã truyền thông về tầm quan trọng của việc đọc sách, giá trị của sách và ý nghĩa của Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc và nhiệm vụ phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Đồng thời, Thư viện tỉnh đã tặng sách cho Trường Tiểu học Hà Lâm; tổ chức ngày hội đọc sách, giới thiệu đến giáo viên và học sinh nhà trường khoảng 4.000 bản sách.
Hướng tới mục phát triển văn hóa đọc trong thời đại 4.0, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hà Trung Phan Thị Lan chia sẻ: Huyện xác định đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Đồng thời, triển khai đa dạng các hoạt động xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng và phương pháp đọc phù hợp với từng nhóm đối tượng. Đẩy mạnh phát triển các tủ sách tư nhân, tủ sách dòng họ, tủ sách gia đình, tủ sách khuyến học. Tiếp tục duy trì công tác luân chuyển sách, báo xuống cơ sở.
Bài và ảnh: Thùy Linh
{name} - {time}
-
2024-11-21 09:06:00
Trao giải các tiết mục xuất sắc nhất Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024
-
2024-11-21 09:04:00
Xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới với Óc Eo-Ba Thê
-
2024-06-16 15:04:00
Việt Nam có MV Youtube đầu tiên đạt 1 tỉ lượt xem
Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về nghệ thuật thiết kế quảng cáo Việt Nam
“Sống đến bình minh” - Ký ức cuộc đời nhà báo Trần Mai Hạnh
“Càn” trong “ăn bậy nói càn” nghĩa là gì?
Độ nhiễu - Sai lầm trong phán đoán
Móng nhà hay móng ngựa
Giải Diên Hồng lần thứ ba được trao vào tháng 1 năm 2025
Lễ tục trong ngày tết Đoan ngọ
Thay đổi quy định xét tặng danh hiệu “Nghệ sỹ Nhân dân” và “Nghệ sỹ Ưu tú”
3h làm việc hết một ngày - Rèn luyện cách làm việc hiệu quả