(vhds.baothanhhoa.vn) - Đại dịch COVID-19 khiến cho các cơ sở làm đẹp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau khi tỉnh Thanh Hóa điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, các cơ sở làm đẹp được hoạt động theo nguyên tắc không quá 50% công suất. Đây là thời điểm để các cơ sở làm đẹp tại TP Thanh Hóa bắt đầu các hoạt động để vực dậy chính mình.

Các cơ sở làm đẹp tại TP Thanh Hóa hoạt động sau đại dịch

Đại dịch COVID-19 khiến cho các cơ sở làm đẹp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau khi tỉnh Thanh Hóa điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, các cơ sở làm đẹp được hoạt động theo nguyên tắc không quá 50% công suất. Đây là thời điểm để các cơ sở làm đẹp tại TP Thanh Hóa bắt đầu các hoạt động để vực dậy chính mình.

Các cơ sở làm đẹp tại TP Thanh Hóa hoạt động sau đại dịch

Cơ sở kinh doanh dịch vụ làm tóc của anh Tống Duy Tùng ở phường Điện Biên (TP Thanh Hóa) luôn tuân thủ 5K sau khi được phép hoạt động trở lại.

Ảnh hưởng nặng nề

Từ sau khi dịch bệnh bùng phát, ngành làm đẹp là một trong số những ngành nghề kinh doanh dịch vụ “không thiết yếu”, khiến người tiêu dùng buộc phải cân bằng lại thứ tự ưu tiên, cũng như nắm bắt thói quen tiêu dùng mới.

“Khi dịch bệnh bùng phát thì những cơ sở kinh doanh dịch vụ làm đẹp nói chung và dịch vụ làm tóc nói riêng sẽ bị tạm dừng hoạt động đầu tiên và không có doanh thu, kéo theo đó là rất nhiều khó khăn khác gây áp lực rất lớn”, anh Tống Duy Tùng, chủ một cửa hàng kinh doanh dịch vụ làm tóc ở phường Điện Biên, TP Thanh Hóa cho biết.

Theo anh Tùng, ảnh hưởng của dịch bệnh tới các cơ sở dịch vụ sẽ không chỉ giới hạn trong thời gian giãn cách xã hội, mà sẽ kéo dài, có thể vài tuần hoặc vài tháng khách hàng mới yên tâm đi làm dịch vụ trở lại.

Không riêng gì dịch vụ làm tóc, dịch vụ spa, massage phải tạm dừng hoạt động vài tháng, khi tình hình dịch bệnh trở nên ổn định hơn mới được mở cửa trở lại.

Chị Phạm Thị Hương, nhân viên của một cơ sở spa dưỡng sinh tại TP Thanh Hóa chia sẻ: “Cuộc sống của chị và những nhân viên khác ở đây bị đảo lộn sau nhiều tháng không có thu nhập, kéo theo rất nhiều những khó khăn khác, mong chờ từng ngày để được đi làm trở lại”.

Thay đổi phương thức kinh doanh để thích ứng với xu thế tiêu dùng mới

Nắm bắt được thói quen tiêu dùng trong thời điểm sau dịch bệnh, một số cơ sở kinh doanh dịch vụ làm đẹp tung ra những gói khuyến mãi hoặc những dịch vụ thiết yếu nhất cho phái đẹp, khuyến khích họ sử dụng ngay và có tác dụng trong thời gian ngắn.

Các cơ sở làm đẹp tại TP Thanh Hóa hoạt động sau đại dịch

Các spa được hoạt động trở lại đảm bảo nguyên tắc không vượt quá 50% công suất.

Tung các combo và chính sách khuyến mại, giảm giá là những gì mà cơ sở làm tóc của anh Tùng đưa ra để khuyến khích khách hàng trở lại.

Anh Tùng cho biết, trước khi đại dịch xảy ra, người tiêu dùng có thể đầu tư từ 1 - 2 triệu đồng để có một bộ tóc ưng ý, nhưng khi dịch COVID-19 làm ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình thì cửa hàng anh đưa ra một số hình thức như: Combo uốn và nhuộm chỉ với 699.000 đồng, được tặng một buổi hấp tóc phục hồi khi sử dụng dịch vụ hóa chất hay dịch vụ gội đầu sẽ điều chỉnh mức giá 30, 50, 70 nghìn đồng phụ thuộc vào từng đối tượng khách hàng thay vì chỉ áp dụng một mức giá như trước đây.

Ngoài những chính sách ưu đãi thì cửa hàng luôn tuân thủ theo nguyên tắc hoạt động không quá 50% công suất và tối đa không quá 5 khách trong cùng một thời điểm theo quy định. Nhân viên luôn đeo khẩu trang nhằm bảo vệ bản thân và khách hàng, lên lịch và xác nhận cuộc hẹn để giảm số lượng tiếp xúc, xem xét hạn chế phục vụ khách hàng không có hẹn trước bằng cách yêu cầu sắp xếp cuộc hẹn. Khi kết thúc một ngày làm việc, vệ sinh bề mặt bằng các sản phẩm chứa chất tẩy hoặc xà phòng để giảm nguy cơ lây bệnh, tất cả các nhân viên của cửa hàng đều đã được tiêm một mũi vắc-xin. Ngoài ra cân nhắc duy trì các nhóm nhân viên theo ca để giảm số lượng nhân viên mà mỗi người tiếp xúc.

Chị Phạm Thị Hương thì cho biết, sau khi được hoạt động trở lại, spa có những ưu đãi riêng cho khách hàng khi đến trải nghiệm dịch vụ như: Đặt cọc trước 50% một liệu trình massage toàn thân, phần còn lại sẽ được thanh toán sau khi đã sử dụng một nửa liệu trình hoặc những khách hàng mua theo liệu trình sẽ được tặng thêm từ một đến hai buổi của dịch vụ khác, vì sau một thời gian dài không sử dụng dịch vụ chỉ có những ưu đãi mới hấp dẫn hơn mới là động lực để khách hàng quay trở lại.

Việc sống chung với đại dịch là điều không thể tránh khỏi, yêu cầu đặt ra cho ngành dịch vụ làm đẹp là cách vận hành trong thời điểm này phải thật sự phù hợp như cắt giảm bớt nhân sự, marketing nhiều hơn, có những gói ưu đãi hợp lý và lôi cuốn được khách hàng.

Phương Anh


Phương Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]