(vhds.baothanhhoa.vn) - Bên cạnh các thương hiệu sữa lớn đã được người tiêu dùng quen tên như: Vinamilk; Abbott, Ensure, Glucerna... thì mới đây hàng loạt các loại “sữa cỏ”, “sữa nhái” mọc lên như nấm khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang, lo lắng thị trường sữa thật - giả lẫn lộn hiện nay.

Cẩn trọng với “sữa cỏ”, “sữa nhái” kém chất lượng

Bên cạnh các thương hiệu sữa lớn đã được người tiêu dùng quen tên như: Vinamilk; Abbott, Ensure, Glucerna... thì mới đây hàng loạt các loại “sữa cỏ”, “sữa nhái” mọc lên như nấm khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang, lo lắng thị trường sữa thật - giả lẫn lộn hiện nay.

Mới đây, một sản phẩm có tên là sữa béo tăng cân Yarmy Milk đã làm mưa, làm gió trên mạng xã hội và được một Tiktoker quảng cáo bán hàng. Chỉ sau vài buổi livestream, Tiktoker này đã bán được gần 10.000 hộp sữa. Tuy nhiên, sản phẩm này nhận được “bão” đánh giá là hàng kém chất lượng. Bởi nhiều khách hàng sau khi uống sữa đã bị đau bụng, tiêu chảy, thậm chí phải nhập viện. Khi PV điện thoại theo số điện thoại được in trên vỏ hộp thì không liên lạc được.

Cẩn trọng với “sữa cỏ”, “sữa nhái” kém chất lượng

Một sản phẩm “sữa cỏ” được bán tràn lan trên MXH. Ảnh chụp màn hình

Theo đó, “sữa cỏ” là thuật ngữ được khai sinh bởi chính đội ngũ bán hàng, để chỉ loại sữa không có hoặc có rất ít tính thương hiệu trên thị trường. Loại sản phẩm này, có nhãn mác sơ sài, phần chữ to trên nhãn sản phẩm sẽ in chữ “Milk” được hiểu là sữa, nhưng phần chữ nhỏ lại ghi là “thực phẩm dinh dưỡng” hoặc “thực phẩm bổ sung”. Gõ tìm kiếm: “sữa bột trẻ em”, “sữa cơ xương khớp”, “sữa tăng cân”, “sữa tăng chiều cao”... thu về hàng nghìn kết quả với nhiều lời mời chào “có cánh” và thần thánh hóa công dụng. Hiện nay, loại sữa trên đang được bày bán tràn lan tại các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, chúng len lỏi vào từng ngõ ngách từ thành thị đến nông thôn, qua các buổi hội thảo quà tặng đến chương trình săn sale kịch sàn cuối năm...

Cẩn trọng với “sữa cỏ”, “sữa nhái” kém chất lượngThị trường sữa ngày càng hỗn loạn. Ảnh minh họa

Từng mua phải loại sữa gắn mác “hàng xách tay”, chị P. (trú tại phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa) chia sẻ: “Tính chất công việc của vợ chồng tôi đều bận rộn đi làm từ sáng sớm đến tối mới về lại quay cuồng với công việc nhà. Nên thay vì ra hàng mua gia đình tôi lựa chọn mua sữa cho con qua mạng vừa tiết kiệm thời gian lại vừa kinh tế. Nhưng, khi suýt mua phải sữa giả một lần tôi đã thấy việc mua hàng trên mạng quả thực tiềm ẩn quá nhiều rủi ro bởi rất khó để phân biệt, kiểm chứng nguồn gốc loại sữa. Cũng may lần đó tôi phát hiện kịp, không thì để con uống vào lại đúng “tiền mất tật mang”.”

Cẩn trọng với “sữa cỏ”, “sữa nhái” kém chất lượngCác sản phẩm sữa cỏ núp bóng dưới vỏ bọc quà tặng. Ảnh minh họa

Tâm lý người tiêu dùng ngày nay vẫn luôn “sính ngoại” tạo điều kiện cho các loại mặt hàng kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn nhưng mang danh “hàng nhập khẩu” vẫn đắt như tôm tươi. Chưa kể, các sản phẩm này còn sử dụng hình ảnh bác sĩ, dược sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng... để quảng cáo với cam kết tăng cường dưỡng chất cho cơ thể, khiến người tiêu dùng rơi vào “ma trận” khi tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm uy tín, chất lượng, giá thành hợp lý.

Cẩn trọng với “sữa cỏ”, “sữa nhái” kém chất lượngMột hộp sữa 900gr chỉ với 125 nghìn đồng, không biết chất lượng như thế nào nhưng người tiêu dùng vẫn chốt đơn. (Ảnh chụp màn hình)

Lướt Tiktok tìm mua loại sữa điều trị loãng xương cho mẹ, tôi bắt gặp rất nhiều phiên livestream bán hàng đa số đều được quảng cáo có đầy đủ tem chống giả, nhãn mác thương hiệu lớn, giá thành rẻ, có nhiều quà tặng giá trị hấp dẫn cho người tiêu dùng. Lại còn đi kèm giấy kiểm định chất lượng nên dễ dụ dỗ được nhiều người tiêu dùng đồng ý ấn vào nút “mua”. Tuy nhiên, không khó để đọc được một số bình luận đánh giá về chất lượng sản phẩm như: đau bụng, buồn nôn, nặng hơn có thể gây tiêu chảy, ngộ độc; thậm chí, có thể nhập viện vì mua phải hàng trôi nổi. Anh S (trú tại phường Điện Biên, TP Thanh Hóa) cho hay.

Không chỉ mặt hàng sữa, trên thị trường hiện nay nhiều đối tượng lợi dụng các hãng, thương hiệu lớn nhằm trục lợi, nhập lậu các sản phẩm từ nước ngoài dưới hình thức hàng xách tay để kinh doanh thu lợi bất chính tại thị trường Việt Nam. Trước “ma trận” của thị trường sữa thật - giả lẫn lộn hiện nay, người tiêu dùng cần cẩn trọng tìm hiểu nguồn gốc, chất lượng sản phẩm trước khi mua, nên chọn những thương hiệu lớn, có uy tín lâu năm trên thị trường, tránh sản phẩm không rõ nguồn gốc, không nhãn mác kẻo tiền mất, tật mang.

Phú Lan


Phú Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]