(vhds.baothanhhoa.vn) - Dịp cuối năm, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến cho nhu cầu vay vốn tiêu dùng tăng cao, hoạt động “tín dụng đen” nhờ đó nở rộ.

Cảnh giác với “tín dụng đen” dịp cuối năm

Dịp cuối năm, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến cho nhu cầu vay vốn tiêu dùng tăng cao, hoạt động “tín dụng đen” nhờ đó nở rộ.

Cảnh giác với “tín dụng đen” dịp cuối năm

Dịp cuối năm nhiều có nhiều hình thức núp bóng hoạt động “tín dụng đen” cần sự cảnh giác của người dân

Lợi dụng nhu cầu tâm lý cần vốn, hoạt động “tín dụng đen” dịp cuối năm phát triển với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi hơn. Không khó để có thể tiếp cận một trong những hình thức vay vốn với những mời chào hấp dẫn thông qua các công cụ tìm kiếm Google hay trên các mạng xã hội facebook, zalo, youtube…

Với cụm từ “cần vay vốn tại Thanh Hóa”, công cụ tìm kiếm Google cho cả nghìn kết quả, trong đó không ít kết quả là những mời chào “rót mật” nhưng lại chung chung, thiếu cơ sở, căn cứ về pháp lý.

Truy cập thử một tài khoản Facebook “Vay tiền trả góp khu vực Thanh Hóa sđt 0858xxxxxx chúng tôi ghi nhận những chào mời hấp dẫn với thủ tục ngắn gọn nhưng hạn mức vay lên tới 500 triệu đồng và thời hạn vay từ 12 đến 48 tháng cùng lãi suất hấp dẫn, thủ tục nhanh với CMTND, Sổ hộ khẩu hoặc giấy phép lái xe, không cần chứng minh thu nhập, không cần tài sản tín chấp, và được bảo mật thông tin…

Tuy nhiên, thực tế cho thấy đây chỉ là hình thức “bẫy” những người nhẹ dạ, cả tin. Sau khi vướng vào nợ nần với những khoản vay không có khả năng trả sẽ nhanh chóng “phình to” theo cơ chế “lãi mẹ đẻ lãi con”.

Anh Nguyễn Ngọc H (phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa) suýt là nạn nhân của những hình thức tín dụng trên cho biết: “Tháng 11-2021 tôi có nhu cầu vay khoảng 300 triệu đồng để bù vào khoản thiếu hụt khi mua một mảnh đất để đầu tư. Tôi đã hướng đến một địa chỉ cho vay tín dụng trên mạng, vì thấy thủ tục nhanh gọn, thuận tiện".

Cảnh giác với “tín dụng đen” dịp cuối năm

Bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận nguồn vốn vay chỉ với 1 từ khóa trên công cụ tìm kiếm Google

Theo anh H thì yếu tố không cần tín chấp (vì “sổ đỏ” trước đó đã tín chấp để vay vốn) khiến anh quan tâm. Tuy nhiên, sau khi được tư vấn từ một người bạn làm ở ngân hàng về mức độ rủi ro nên anh H đã từ bỏ ý định.

Không chỉ nở rộ các hình thức vay tiêu dùng online thông qua mạng Intenet mà hàng ngày trên các vỉa hè, cột điện... không khó để chúng ta bắt gặp những tờ rơi quảng cáo với những thông tin ngắn gọn như: “Vay vốn không cần tín chấp, gọi xxx”, “Vay lãi suất thấp, thủ tục nhanh gọn, gọi xxxx”…

Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, đã có những nạn nhân dù không hề vay mượn của đơn vị, cá nhân nào, nhưng bỗng dưng trở thành “con nợ”, liên tục bị các đối tượng lạ nhắn tin, gọi điện thoại khủng bố, đe doạ gây sức ép đòi để đòi nợ.

Lý do là thông tin của họ nằm trong danh bạ của người vay tiền qua các ứng dụng online. Khi vay tiền, người vay buộc phải đồng ý cho phép ứng dụng truy cập danh bạ điện thoại cá nhân hoặc danh sách bạn bè trên mạng xã hội. Nếu người vay không trả tiền đúng hạn thì dữ liệu danh bạ này sẽ bị sử dụng như công cụ gây sức ép đòi nợ.

Cảnh giác với “tín dụng đen” dịp cuối năm

Công an thành phố Thanh Hóa điều tra, bắt giữ các đối tượng lừa đảo vay tiền qua các ứng dụng online. (Ảnh CA Thanh Hóa)

Nhằm tăng cường cảnh báo người dân, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công văn về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”. Đồng thời khuyến cáo đến người dân, để triệt xóa vấn nạn “tín dụng đen” ngoài sự vào cuộc, trấn áp mạnh mẽ từ lực lượng chức năng, thì việc nâng cao nhận thức của mỗi người dân là rất quan trọng.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]