(vhds.baothanhhoa.vn) - Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, những năm gần đây xã Xuân Du (Như Thanh) đã vận động người dân trồng cây thanh long ruột đỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao và thu nhập ổn định.

Cây thanh long ruột đỏ ở xã Xuân Du hướng tới sản phẩm OCOP

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, những năm gần đây xã Xuân Du (Như Thanh) đã vận động người dân trồng cây thanh long ruột đỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao và thu nhập ổn định.

Cây thanh long ruột đỏ ở xã Xuân Du hướng tới sản phẩm OCOP

Nhận thấy trồng thanh long ruột đỏ trên đất đồi cho năng suất cao, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, năm 2011 gia đình ông Lê Quang Quyết ở thôn 2 đã đầu tư 1.500 trụ bê tông trồng 1.500 cây thanh long ruột đỏ trên diện tích gần 1 ha. Sau 18 tháng chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, vườn thanh long ruột đỏ sinh trưởng và phát triển tốt, bắt đầu cho những quả bói đầu tiên.

Ông Quyết cho biết: Đây là loại cây thuộc họ xương rồng, ưa nắng, ít bệnh, chịu hạn tốt, thích nghi với nhiều loại đất khô cằn. Cây dễ trồng, dễ chăm sóc, phù hợp với nhiều loại đất, kể cả đất xấu và có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tốt, chỉ mất 12 - 18 tháng chăm bón, thanh long đã cho thu hoạch. Nhưng muốn bảo đảm năng suất, chất lượng thanh long ruột đỏ người trồng phải nắm vững kỹ thuật, quy trình bón phân, tưới nước và cách chăm sóc. Mùa thu hoạch bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11, cứ 15 ngày lại cho thu hoạch một đợt. Khi thanh long đạt trọng lượng 0,3 - 0,7 kg là có thể thu hái.

Theo tính toán của gia đình ông, trung bình mỗi trụ thanh long ruột đỏ cho bình quân 21 kg quả/năm, với giá bán tại vườn giao động từ 20.000 đến 26.000 đồng/kg, trừ chi phí gia đình ông thu lãi 250 triệu đồng/ha/năm.

Cây thanh long ruột đỏ ở xã Xuân Du hướng tới sản phẩm OCOP

Thanh long ruột đỏ trên địa bàn xã Xuân Du được trồng theo tiêu chuẩn VietGap.

Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), những năm qua xã Xuân Du đã vận động Nhân dân chuyển đổi một số diện tích trồng lúa, cây ăn quả truyền thống kém hiệu quả sang trồng cây thanh long ruột đỏ. Đến nay, trên địa bàn xã đã có 16 hộ trồng thanh long ruột đỏ, với tổng diện tích gần 9 ha.

Để người dân có kiến thức trồng, chăm sóc, thu hoạch cây thanh long ruột đỏ, xã đã chỉ đạo Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Xuân Du phối hợp với phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cung cấp giống và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho người dân trồng, chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGap; đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp, siêu thị trong và ngoài tỉnh bao tiêu sản phẩm cho người dân.

Thanh long ruột đỏ trồng trên đồng đất ở xã Xuân Du có màu đỏ thắm bắt mắt, vị ngọt và thơm nên được thị trường ưa chuộng, đặc biệt được các siêu thị trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh khác tiêu thụ. Theo tính toán, mỗi năm giá trị cây thanh long ruột đỏ ở xã Xuân Du đạt 4 tỷ đồng.

Để phát triển bền vững cho cây thanh long ruột đỏ, hiện nay xã Xuân Du chỉ đạo HTX dịch vụ - nông nghiệp Xuân Du làm đầu mối cho các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển sản phẩm quả thanh long ruột đỏ. Đồng thời, phối hợp với các phòng chức năng của huyện hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm hoàn thiện các tiêu chí, điều kiện, xây dựng hồ sơ để sản phẩm thanh long ruột đỏ được công nhận là sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2021.

Khắc Công


Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]