(vhds.baothanhhoa.vn) - Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình 1719) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với khu vực miền núi, dân tộc trên cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Thời gian qua, từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các địa phương, sự nỗ lực vươn lên của mỗi người dân, Chương trình 1719 đã và đang triển khai thực hiện và bước đầu có hiệu quả trong đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, thu hút đầu tư vào khu vực miền núi

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình 1719) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với khu vực miền núi, dân tộc trên cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Thời gian qua, từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các địa phương, sự nỗ lực vươn lên của mỗi người dân, Chương trình 1719 đã và đang triển khai thực hiện và bước đầu có hiệu quả trong đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, thu hút đầu tư vào khu vực miền núiLãnh đạo Hội Nông dân tỉnh và huyện Lang Chánh thăm cơ sở sản xuất kẹo nhãn Hoa Đông, thị trấn Lang Chánh.

Đổi thay vùng đồng bào DTTS&MN

Vùng DTTS&MN tỉnh Thanh Hóa gồm 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi; có 174 xã, thị trấn/1.551 thôn, bản, khu phố thuộc vùng DTTS&MN. Toàn vùng có 7 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống là Kinh, Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ Mú, với tổng số dân 992.692 người (trong đó người DTTS là 701.039 người, chiếm hơn 18% dân số cả tỉnh và hơn 70% dân số toàn miền núi). Với 213,6km đường biên giới giáp với tỉnh Hủa Phăn (Lào) qua địa bàn của 16 xã, thị trấn biên giới thuộc 5 huyện: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh và Thường Xuân. Đây là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh và cả nước.

Trong những năm qua, với sự lãnh đạo sát sao, kịp thời của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực cố gắng của đồng bào DTTS&MN trong việc triển khai thực hiện đồng bộ các chương trình, dự án, chính sách tại vùng DTTS&MN nên đời sống của người dân ngày càng được ổn định, từng bước cải thiện và nâng cao. Đặc biệt, nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế của tỉnh và thực hiện đồng thời 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN, trọng tâm là Chương trình 1719 bước đầu đã phát huy hiệu quả tích cực. Góp phần đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, từng bước phát triển sản xuất, nâng cao đời sống đồng bào trên địa bàn vùng DTTS&MN.

Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lê Minh Hành cho biết: Ban Dân tộc là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc, và là cơ quan thường trực thực hiện Chương trình 1719. Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh đã tích cực phối hợp với các sở, ngành, địa phương thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc; nhất là phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và hướng dẫn thực hiện Chương trình 1719 triển khai trong vùng đồng bào DTTS&MN.

Thực hiện Chương trình 1719, căn cứ nguồn vốn được Trung ương giao, Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành các nghị quyết và triển khai thực hiện. Cụ thể, tổng vốn ngân sách Trung ương thực hiện năm 2023 (bao gồm kế hoạch vốn 2022 được phép kéo dài sang năm 2023) là 984,351 tỷ đồng. HĐND, UBND tỉnh đã giao chi tiết đến dự án, tiểu dự án thành phần, nội dung, nhiệm vụ, danh mục dự án là 927,460,2 tỷ đồng, bằng 94,2% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.

Đến đầu tháng 1/2024, tổng kế hoạch vốn thuộc Chương trình 1719 đã giải ngân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là 297,360 tỷ đồng, bằng 32% vốn kế hoạch giao. Một số địa phương đã nỗ lực trong tổ chức triển khai, tổ chức lồng ghép nguồn lực để thực hiện các mục tiêu của chương trình. Theo báo cáo của các địa phương, cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các phòng, ngành phối hợp ban hành văn bản cụ thể hóa các hướng dẫn của cấp trên thực hiện Chương trình 1719 theo hướng tăng cường phân cấp. UBND các huyện chỉ đạo đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện, từ việc khảo sát, đánh giá tình hình thực tế, triển khai các nội dung trong chương trình, đồng thời chủ động tháo gỡ, báo cáo đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình 1719 tại địa phương.

Từ các nguồn vốn của Chương trình 1719 được triển khai thực hiện thông qua 10 dự án, các tiểu dự án... đã và đang góp phần tạo đà cho vùng DTTS&MN phát triển. Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người khu vực miền núi ước đạt 40,7 triệu đồng. Tỷ lệ hộ cận nghèo ở 11 huyện miền núi còn 32.551 hộ, chiếm tỷ lệ 14,01%, giảm 3,06% so với cuối năm 2022; Hộ nghèo DTTS cuối năm 2023 còn 23.541 hộ, chiếm tỷ lệ 14,75%...

Thúc đẩy khởi sự, kinh doanh trong đồng bào DTTS&MN

Từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, diện mạo vùng DTTS&MN đã có nhiều đổi mới, đời sống đồng bào nâng lên, tuy nhiên vùng DTTS&MN vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ DTTS sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, biên giới. Giá đầu ra một số loại nông sản không ổn định, có lúc giảm mạnh, khó tiêu thụ, trong khi chi phí thu hoạch và nguyên vật liệu đầu vào tăng; giá một số mặt hàng thiết yếu còn cao. Còn nhiều lao động DTTS thiếu việc làm.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, thu hút đầu tư vào khu vực miền núiBản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy (Quan Sơn) với 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống đang từng bước thay đổi.

Chương trình 1719 được triển khai thực hiện với 10 dự án thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều nội dung gắn với vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương và khơi dậy sự chủ động, nỗ lực vươn lên của đồng bào. Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN là một trong những nội dung triển khai nội dung số 3 thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3 Chương trình 1719.

UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 4/7/2023 về triển khai nội dung số 3 thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN thuộc Chương trình 1719. Nội dung thực hiện là hỗ trợ xây dựng các mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh vùng đồng bào DTTS&MN. Đối tượng là doanh nghiệp, HTX đang hoạt động trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS&MN có kế hoạch mở rộng kinh doanh, sản xuất; doanh nghiệp, HTX mới thành lập có các hoạt động và sử dụng lao động trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn; người dân thuộc vùng đặc biệt khó khăn... (thời gian thực hiện năm 2023, 2024); tổ chức các hoạt động thu hút đầu tư, hội chợ, triển khai thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS&MN; triển khai các khóa tập huấn cho người DTTS, doanh nghiệp, HTX tại khu vực đặc biệt khó khăn về khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh... (thời gian thực hiện năm 2024, 2025).

Dự án được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế và xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, thu hút đầu tư vào vùng đồng bào DTTS&MN. Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, hỗ trợ chủ thể HTX, doanh nghiệp, người dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng hàng hóa dịch vụ ở khu vực các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS&MN dựa trên tiềm năng, thế mạnh tại địa phương. Nâng cao nhận thức, kỹ năng cho đồng bào vùng DTTS&MN về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh; khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, tiềm năng sáng tạo của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn miền núi. Thúc đẩy, cổ vũ, khuyến khích và xây dựng tinh thần khởi nghiệp, truyền nguồn cảm hứng kinh doanh, khơi dậy những ý tưởng khởi nghiệp, đam mê, khát vọng làm giàu trong đồng bào DTTS&MN, nhất là đoàn viên, thanh niên, phụ nữ vùng DTTS&MN.

Căn cứ kế hoạch của UBND tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1449/KH-BDT ngày 28/11/2023 triển khai nội dung số 3, Tiểu dự án 2, Dự án 3 của Chương trình 1719 bao gồm các nội dung như: Tổ chức Diễn đàn “Thanh niên giao lưu, kết nối, chia sẻ kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp tại vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”; đồng thời tổ chức các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp của thanh niên vùng đồng bào DTTS&MN; Truyền thông, quảng bá các sản phẩm vùng đồng bào DTTS&MN, thu hút đầu tư thông qua các phương tiện thông tin truyền thông; Tổ chức hội nghị biểu dương thanh niên, sinh viên, người có uy tín tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công (thời gian thực hiện năm 2024). Ban Dân tộc tỉnh đang chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung theo kế hoạch của tỉnh.

Bài và ảnh: Ngọc Huấn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]