(vhds.baothanhhoa.vn) - Khi tình cảm với đối phương không còn nguyên vẹn, người ta thường có xu hướng phá hủy những kỷ vật...

Cuốn album ảnh cưới bị ghẻ lạnh

Khi tình cảm với đối phương không còn nguyên vẹn, người ta thường có xu hướng phá hủy những kỷ vật...

Cuốn album ảnh cưới bị ghẻ lạnh

Những chiếc ảnh cưới có số phận bi đát sau khi cuộc sống của đôi vợ chòng trẻ gặp trục trặc .(Ảnh minh họa)

Nghe tin đứa bạn vừa mới sinh, tôi lật đật ra siêu thị mua ít bánh trái sang thăm cháu rồi tám chuyện luôn. Chồng bạn không có nhà, anh đi xuất khẩu lao động bên Hàn Quốc gần 10 năm nay, 2-3 năm mới về thăm vợ 1-2 tháng rồi đi tiếp.

“Chồng mình chỉ về nước để giúp vợ mang bầu. Còn đoạn mang thai, sinh nở và nuôi con, anh không dự phần. Anh về thì con đã ngồi chơi trên giường, lần sau về thì đã chạy rồi”, cô bạn chua chát.

Là bạn thật đấy nhưng ngày cưới bạn vì một lý do nào đó tôi đã không về. Tôi hỏi mượn album cưới để xem mặt chú rể. Cô bạn cười ngất: “Biết nó ở đâu chết liền!”.

Bỗng dưng, cậu con trai 5 tuổi của bạn từ trong phòng hét vọng ra: “Chỗ tủ lạnh đấy mẹ”. Theo lời chỉ điểm, tôi lôi từ trong góc tủ lạnh một xấp gì đó… tả tơi. Cô bạn giải thích, album cưới của bạn từ lâu được đem ra dụ cu cậu ăn. Con muốn vò xé gì thì làm, miễn con chịu ăn, nghe thật lý thú.

Quả thật, hầu hết bọn trẻ đều thích thú khi thấy hình cưới của ba mẹ. Nhìn hai nhân vật chính vừa quen vừa lạ, quen vì “bố đó, mẹ đó” nhưng đầu tóc, son phấn làm cô dâu chú rể lạ hoắc lạ huơ so với phiên bản ngoài đời. Tuy vậy, cho con quyền xé tan tành cuốn album đầu tư tới vài chục triệu đồng đi từ Thanh Hóa vào Đà Lạt chụp thì cũng tiếc quá.

Tôi cũng có một cuốn album và 3 chiếc ảnh cưới khổ lớn chia cho 3 nhà: nhà ông bà nội, nhà ông và ngoại và nhà riêng của vợ chồng tôi. Nhà bố mẹ hai bên, ảnh cưới của chúng tôi được treo trang trọng giữa phòng khách, chỗ dễ thấy nhất. Còn tại nhà riêng của vợ vợ chồng, nó lại có số phận bi đát, chẳng khá hơn cuốn album của bạn là bao.

Ngày xưa, lúc xem mấy bộ phim nước ngoài có cảnh mẹ chồng hoặc mẹ đẻ mang ra một chiếc đầm cưới màu trắng để tặng lại cho con dâu hoặc con gái, tôi rất thích và ấp ủ thực hiện. Trước ngày cưới dù không mấy dư dả tôi vẫn tặc lưỡi dốc hết tiền tiết kiệm xuống tay mua chiếc váy cưới đắt nhất cửa hàng váy cưới lúc bấy giờ. Ấy thế mà, sau khi cưới chỉ vài năm, khi đã sinh con gái, tức là có cơ hội tặng váy cưới cho con gái, tôi lại thấy chiếc váy cưới thật quê mùa và việc giữ lại nó khiến tôi khó chịu khi nhìn chiếc tủ đựng quần áo lúc nào cũng chật chội, rườm rà.

Nhưng nguyên nhân sâu xa của nó là giận chồng. Hôm đó không biết vì lý do gì, tôi và chồng cãi nhau, trong đầu tôi chỉ nghĩ đến việc ly hôn. Tôi hối hận vì đã lấy chồng, cũng không thể hiểu nổi tại sao bản thân lại chọn một con người tệ đến như vậy. Để trút giận, tôi giải quyết hết những gì liên quan đến đám cưới và anh. Tôi tháo nhẫn vứt vào ngăn tủ; tháo khung hình cưới treo trên tường xuống, dựng ở góc bếp, dự là khi nào đi vứt rác sẽ xách đi luôn và cuốn album cũng sẽ cùng chung số phận. Còn chiếc váy cưới, tôi chụp ảnh đăng trên mấy hội nhóm thanh lý đồ cũ bán. Chỉ trong vòng một nốt nhạc, có người đã hỏi, tôi không kịp đợi khách mặc cả mà “chốt” một câu xanh rờn “chị lấy đi, giá nào em cũng bán”.

Khi cuộc chiến vợ chồng đi qua, album và hình cưới vẫn úp mặt vào tường ở một xó nào đó trong nhà, còn chiếc áo cưới và cả tương lai về một người mẹ kiểu tây đã kết thúc từ ngày ấy. Không biết, với con gái, sau này khi trưởng thành, kết hôn nếu biết đến câu chuyện về chiếc váy cưới đáng giá cả một chiếc xe có thấy tiếc không. Chứ riêng tôi, mỗi lần mở tủ lấy quần áo là cảm giác tiếc nuối lại dội về.

Tăng Thúy


Tăng Thúy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]