(vhds.baothanhhoa.vn) - Theo thống kê, hiện Thanh Hóa có hơn 170 làng nghề và làng có nghề, trong đó có trên 90 làng nghề được công nhận. Theo tinh thần Nghị định số 52 ngày 12-4-2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, Thanh Hóa đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX nêu mục tiêu: “Tiếp tục phát triển tiểu thủ công nghiệp, chú trọng sản xuất các sản phẩm phục vụ du lịch, xuất khẩu”; điều đó góp phần định hướng cho các làng nghề tiếp tục duy trì, phát triển đảm bảo tính bền vững.

Để phát triển bền vững làng nghề truyền thống

Theo thống kê, hiện Thanh Hóa có hơn 170 làng nghề và làng có nghề, trong đó có trên 90 làng nghề được công nhận. Theo tinh thần Nghị định số 52 ngày 12-4-2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, Thanh Hóa đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX nêu mục tiêu: “Tiếp tục phát triển tiểu thủ công nghiệp, chú trọng sản xuất các sản phẩm phục vụ du lịch, xuất khẩu”; điều đó góp phần định hướng cho các làng nghề tiếp tục duy trì, phát triển đảm bảo tính bền vững.

Để phát triển bền vững làng nghề truyền thống

Ảnh minh họa.

Một trong những hướng đi để các làng nghề truyền thống phát triển bền vững là gắn với hoạt động dịch vụ du lịch. Làng nghề truyền thống hiện đang được đánh giá là loại hình tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn và trở thành điểm đến được ưu tiên trong hành trình khám phá của du khách trong và ngoài nước.

Lợi ích to lớn của việc đưa làng nghề truyền thống vào chuỗi hoạt động du lịch Thanh Hóa không chỉ thể hiện ở tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, mà còn là một trong những giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Một số làng nghề gắn với các di tích lịch sử văn hóa, càng có cơ hội phát triển thành “làng nghề du lịch”. Chẳng hạn như làng nghề làm bánh lá răng bừa xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân gắn với Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Lê Hoàn; các cơ sở làng nghề bánh gai Tứ Trụ gắn với Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh; sản phẩm chè lam Phủ Quảng ở thị trấn Vĩnh Lộc gắn với sản vật tiến vua (thời nhà Hồ) và những câu chuyện “lương khô” của nghĩa quân Lam Sơn trong những ngày ở rừng sâu núi thẳm.

Xây dựng mô hình “du lịch làng nghề” đang là xu hướng chung của các địa phương nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu và đa dạng hóa ngành nghề nông thôn. Tuy nhiên, thách thức về ô nhiễm môi trường ngày một lớn, đòi hỏi cần có giải pháp đồng bộ, căn cơ để giải quyết triệt để.

Thực tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, ngoài các doanh nghiệp, các cụm công nghiệp, làng nghề được quy hoạch xa khu dân cư thì vẫn còn khá nhiều làng nghề xen lẫn trong khu dân cư. Vì thế tình trạng ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh khỏi và muốn khắc phục cũng không hề dễ dàng.

Để kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh, bảo đảm phát triển bền vững, tỉnh Thanh Hóa cũng có nhiều văn bản chỉ đạo về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Đi đôi với hoạt động sản xuất, các doanh nghiệp, hộ dân cũng cần có ý thức bảo vệ môi trường làm việc và môi trường cộng đồng. Từ đó góp phần tạo nên không gian làng nghề an toàn cho mọi người cùng phát triển sản xuất đồng thời là cơ hội giới thiệu, quảng bá để mọi người tìm đến các sản phẩm làng nghề nhiều hơn.

Kiều Huyền



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]