(vhds.baothanhhoa.vn) - Vài năm trở lại đây, nhờ có người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) mà bản Pùng, xã Quang Chiểu (Mường Lát) có sự “thay da đổi thịt”. Những ngôi nhà cao tầng được xây dựng khang trang, kiên cố, người dân mua sắm nhiều tiện ích phục vụ nhu cầu sinh hoạt, chất lượng cuộc sống không ngừng nâng cao.

Đổi thay ở bản “xuất ngoại”

Vài năm trở lại đây, nhờ có người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) mà bản Pùng, xã Quang Chiểu (Mường Lát) có sự “thay da đổi thịt”. Những ngôi nhà cao tầng được xây dựng khang trang, kiên cố, người dân mua sắm nhiều tiện ích phục vụ nhu cầu sinh hoạt, chất lượng cuộc sống không ngừng nâng cao.

Đổi thay ở bản “xuất ngoại”Nhờ làm tốt công tác XKLĐ, đời sống của người dân bản Pùng, xã Quang Chiểu đã khởi sắc.

Trở lại bản Pùng sau nhiều năm, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay ở bản biên giới này. Những con đường được cứng hóa, những ngôi nhà như được khoác lên mình bộ áo mới, người dân nhộn nhịp mua, bán, nhưng ít ai biết rằng sự đổi thay đó một phần nhờ vào phong trào “xuất ngoại”. Anh Lò Văn Hợp, Bí thư kiêm Trưởng bản Pùng cho biết: Bản hiện có 247 hộ, với 1.145 nhân khẩu, đồng bào Thái chiếm 99%. Trước đây người dân chỉ quen với phương thức canh tác cũ, lạc hậu nên cuộc sống cứ quẩn quanh trong đói nghèo. Những năm gần đây Đảng bộ, chính quyền xã Quang Chiểu đã vào cuộc tích cực, đẩy mạnh tuyên truyền, giúp người dân trong bản có cái nhìn thực tế hơn về việc đi XKLĐ. Nhờ vậy, tỉ lệ lao động đi XKLĐ hàng năm ở bản Pùng luôn cao hơn các thôn, bản khác trong huyện. Nhiều người đi XKLĐ trở về đã thoát nghèo, thành hộ khá, giàu, đóng góp công sức trong phong trào xây dựng nông thôn mới của bản.

Qua tìm hiểu, vài năm trước người dân trong bản còn nặng tâm lý e ngại không muốn đi làm xa, sợ gặp rủi ro. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, định hướng, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã thay đổi tư duy giúp bà con xóa đói, giảm nghèo, làm giàu bằng nhiều con đường, trong đó có XKLĐ. Nhiều hộ ở vùng cao, chưa từng đi xa thì nay đã mạnh dạn vượt qua rào cản địa lý, đặt chân đến vùng đất mới, tìm kiếm cơ hội việc làm.

Đến thăm gia đình ông Vi Hồng Inh (56 tuổi), nhìn thấy căn nhà khang trang vừa mới xây dựng gần 2 tỷ đồng, chúng tôi thấy rất vui. Ông chia sẻ: “Vợ chồng tôi có 3 người con, trong đó có 2 con đi XKLĐ sang Hàn Quốc. Ban đầu, gia đình rất lo lắng khi con cái “xuất ngoại”, cũng may được sự động viên của chính quyền địa phương, cộng với môi trường lao động bên đó khá tốt, phù hợp với năng lực của con, mức lương cũng ổn định, vợ chồng vì vậy cũng yên tâm phần nào”.

Ở bản Pùng, phong trào đi XKLĐ bắt đầu từ hơn 10 năm trước. Đến nay, XKLĐ là hướng đi đúng giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo. Đầu tiên một số gia đình có con em đi XKLĐ, kinh tế từng bước vững vàng, trở thành khá giả. Từ đó, nhiều người học theo, số lượng người dân đi XKLĐ ngày một tăng, đa phần sang Hàn Quốc, Đài Loan để làm việc. Nhờ XKLĐ, kinh tế gia đình khá và bền vững hơn, không ít người tiếp tục ký hợp đồng gia hạn thời gian làm việc ở nước ngoài.

Để có kinh tế bền vững hơn, hai người con gái của chị Vi Thị Phương (45 tuổi) đã lựa chọn đi làm việc ở nước ngoài, mang về nguồn thu nhập cao. Bình quân mỗi tháng 2 người gửi về cho bố mẹ gần 90 triệu đồng. Từ nguồn tiền các con gửi đã giúp gia đình cải thiện đời sống, có "của ăn, của để”, vươn lên trở thành hộ có kinh tế khá giả ở bản. Do cuộc sống, công việc có sự xa cách về địa lý, nhiều lúc thương con ở xứ người lao động vất vả, thiếu thốn tình cảm nên mỗi khi nhàn rỗi, chị Phương lại trò chuyện, động viên tinh thần các con qua những cuộc gọi video.

Ông Vi Văn Thứ, Phó Chủ tịch UBND xã Quang Chiểu cho biết: Từ XKLĐ, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt. Toàn xã hiện có 260 lao động đi XKLĐ, riêng bản Pùng có trên 60 lao động. Xác định XKLĐ là một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giảm nghèo bền vững, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mường Lát đã tham mưu cho UBND huyện ban hành kế hoạch XKLĐ hàng năm; đồng thời giao chỉ tiêu XKLĐ cho các xã, thị trấn. Hàng năm, chính quyền địa phương cũng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về thị trường XKLĐ. Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ XKLĐ cũng như lồng ghép các chính sách hỗ trợ việc làm để khuyến khích XKLĐ...

Thực tế cho thấy, XKLĐ đang từng bước mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân bản Pùng, xã Quang Chiểu nói riêng, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mường Lát.

Trở lại bản Pùng sau nhiều năm, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay ở bản biên giới này. Những con đường được cứng hóa, những ngôi nhà như được khoác lên mình bộ áo mới, người dân nhộn nhịp mua, bán, nhưng ít ai biết rằng sự đổi thay đó một phần nhờ vào phong trào “xuất ngoại”. Anh Lò Văn Hợp, Bí thư kiêm Trưởng bản Pùng cho biết: Bản hiện có 247 hộ, với 1.145 nhân khẩu, đồng bào Thái chiếm 99%. Trước đây người dân chỉ quen với phương thức canh tác cũ, lạc hậu nên cuộc sống cứ quẩn quanh trong đói nghèo. Những năm gần đây Đảng bộ, chính quyền xã Quang Chiểu đã vào cuộc tích cực, đẩy mạnh tuyên truyền, giúp người dân trong bản có cái nhìn thực tế hơn về việc đi XKLĐ. Nhờ vậy, tỉ lệ lao động đi XKLĐ hàng năm ở bản Pùng luôn cao hơn các thôn, bản khác trong huyện. Nhiều người đi XKLĐ trở về đã thoát nghèo, thành hộ khá, giàu, đóng góp công sức trong phong trào xây dựng nông thôn mới của bản.

Qua tìm hiểu, vài năm trước người dân trong bản còn nặng tâm lý e ngại không muốn đi làm xa, sợ gặp rủi ro. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, định hướng, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã thay đổi tư duy giúp bà con xóa đói, giảm nghèo, làm giàu bằng nhiều con đường, trong đó có XKLĐ. Nhiều hộ ở vùng cao, chưa từng đi xa thì nay đã mạnh dạn vượt qua rào cản địa lý, đặt chân đến vùng đất mới, tìm kiếm cơ hội việc làm.

Đổi thay ở bản “xuất ngoại”Căn nhà khang trang của gia đình ông Vi Hồng Inh vừa mới được xây dựng từ nguồn tiền của hai người con trai gửi về.

Đến thăm gia đình ông Vi Hồng Inh (56 tuổi), nhìn thấy căn nhà khang trang vừa mới xây dựng gần 2 tỷ đồng, chúng tôi thấy rất vui. Ông chia sẻ: “Vợ chồng tôi có 3 người con, trong đó có 2 con đi XKLĐ sang Hàn Quốc. Ban đầu, gia đình rất lo lắng khi con cái “xuất ngoại”, cũng may được sự động viên của chính quyền địa phương, cộng với môi trường lao động bên đó khá tốt, phù hợp với năng lực của con, mức lương cũng ổn định, vợ chồng vì vậy cũng yên tâm phần nào”.

Ở bản Pùng, phong trào đi XKLĐ bắt đầu từ hơn 10 năm trước. Đến nay, XKLĐ là hướng đi đúng giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo. Đầu tiên một số gia đình có con em đi XKLĐ, kinh tế từng bước vững vàng, trở thành khá giả. Từ đó, nhiều người học theo, số lượng người dân đi XKLĐ ngày một tăng, đa phần sang Hàn Quốc, Đài Loan để làm việc. Nhờ XKLĐ, kinh tế gia đình khá và bền vững hơn, không ít người tiếp tục ký hợp đồng gia hạn thời gian làm việc ở nước ngoài.

Để có kinh tế bền vững hơn, hai người con gái của chị Vi Thị Phương (45 tuổi) đã lựa chọn đi làm việc ở nước ngoài, mang về nguồn thu nhập cao. Bình quân mỗi tháng 2 người gửi về cho bố mẹ gần 90 triệu đồng. Từ nguồn tiền các con gửi đã giúp gia đình cải thiện đời sống, có "của ăn, của để”, vươn lên trở thành hộ có kinh tế khá giả ở bản. Do cuộc sống, công việc có sự xa cách về địa lý, nhiều lúc thương con ở xứ người lao động vất vả, thiếu thốn tình cảm nên mỗi khi nhàn rỗi, chị Phương lại trò chuyện, động viên tinh thần các con qua những cuộc gọi video.

Ông Vi Văn Thứ, Phó Chủ tịch UBND xã Quang Chiểu cho biết: Từ XKLĐ, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt. Toàn xã hiện có 260 lao động đi XKLĐ, riêng bản Pùng có trên 60 lao động. Xác định XKLĐ là một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giảm nghèo bền vững, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mường Lát đã tham mưu cho UBND huyện ban hành kế hoạch XKLĐ hàng năm; đồng thời giao chỉ tiêu XKLĐ cho các xã, thị trấn. Hàng năm, chính quyền địa phương cũng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về thị trường XKLĐ. Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ XKLĐ cũng như lồng ghép các chính sách hỗ trợ việc làm để khuyến khích XKLĐ...

Thực tế cho thấy, XKLĐ đang từng bước mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân bản Pùng, xã Quang Chiểu nói riêng, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mường Lát.

Bài và ảnh: Lê Viết



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]