(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong cuộc sống, có biết bao nhiêu con người đang phải gắng gượng chiến đấu từng ngày, từng giờ, từng phút để giành giật sự sống với tử thần. Ấy vậy nhưng, mà trên các nền tảng mạng xã hội ngày nay, nhiều bạn trẻ lại đang xem nhẹ mạng sống của mình, “đua nhau” đòi tự tử.

Hiểm họa từ hội nhóm “rủ nhau tự tử”

Trong cuộc sống, có biết bao nhiêu con người đang phải gắng gượng chiến đấu từng ngày, từng giờ, từng phút để giành giật sự sống với tử thần. Ấy vậy nhưng, mà trên các nền tảng mạng xã hội ngày nay, nhiều bạn trẻ lại đang xem nhẹ mạng sống của mình, “đua nhau” đòi tự tử.

Nhóm “ảo” - hậu quả “thật”

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới hằng năm có khoảng 800.000 người chết vì tự tử mỗi năm (tương đương cứ 40 giây lại có một người chết do tự tử). Theo số liệu thống kê năm 2014, tự tử là nguyên nhân thứ hai gây tử vong cho thanh thiếu niên 10 - 24 tuổi. Trong đó, tình trạng tự tử ở thanh thiếu niên 15 - 24 tuổi đã tăng hơn 40% trong 10 năm qua.

Hiểm họa từ hội nhóm “rủ nhau tự tử”

Hàng loạt hội nhóm tiêu cực trên mạng xã hội. (Ảnh chụp màn hình).

Đáng ngại là, thời gian gần đây, rất nhiều hội nhóm tiêu cực trên Facebook nở rộ trào lưu “rủ nhau” tự tử thu hút đông đảo thành viên, từ vài nghìn đến cả chục nghìn người; những hội nhóm như: “Hội những người muốn tự tử”, “Cộng đồng những người bị trầm cảm, rối loạn lo âu, muốn tự tử”, "Những người muốn chết”... còn liên tục đăng tải và chia sẻ những thông tin tiêu cực, lệch lạc. Thậm chí còn lôi kéo, xúi giục và kích động nhau thực hiện những hành vi liều lĩnh, tìm đến cái chết bởi những lý do “trên trời”. Đáng chú ý, đa số thành viên trong các hội nhóm này đều có tuổi đời còn khá trẻ.

Hiểm họa từ hội nhóm “rủ nhau tự tử”Một số dòng trạng thái tiêu cực được đăng tải công khai trong hội nhóm. (Ảnh chụp màn hình).

Thâm nhập vào “thế giới u ám” này mới thấy, mỗi người trong các hội nhóm trên đều mang trong mình một nỗi lo, nỗi sợ riêng: Người áp lực chuyện học hành, người trầm cảm sau sinh, người lo âu chuyện gia đình hay chuyện tình cảm... nhưng tựu chung lại họ đều muốn tự tử để chấm dứt cuộc sống. Tài khoản K.L một trong số rất nhiều thành viên của nhóm chia sẻ câu chuyện của mình: “Mình là nữ, 20 tuổi, hiện tại bế tắc đến mức chỉ muốn chết đi. Mình tuy sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng may mắn là chưa từng bị thiếu thốn trong cái ăn cái mặc. Thế nhưng càng lớn mình lại thích chưng diện, đua đòi theo lũ bạn nhà giàu, mình mượn nợ để tiêu xài hoang phí, đến bây giờ nợ lên đến 100 triệu rồi. Mình không làm ra tiền, chính xác hơn là còn đi học nên không kiếm ra nhiều tiền. Mình bế tắc đến mức đã đi bán trinh, nhưng không hiểu vì sao không chảy máu trinh nên người ta không trả tiền. Đau đớn thể xác, tủi nhục, xấu hổ, khinh bỉ bản thân khiến mình gục ngã, đêm nào cũng chỉ khóc đến sáng và dằn vặt bản thân, thấy mình sao mà dơ dáy, hèn hạ.”

Hiểm họa từ hội nhóm “rủ nhau tự tử”Với những “lời khuyên” như tiếp thêm “động lực”. (Ảnh chụp màn hình).

Tuy nhiên, thay vì những lời khuyên căn ngăn, động viên dưới những bài viết nói về những áp lực tiêu cực và chia sẻ ý định muốn “kết thúc” thì cứ 10 bình luận lại có đến 7 bình luận “tư vấn” lại chỉ đề cập đến các vấn đề tiêu cực từ nhảy cầu, uống thuốc cho đến “dạy” cách thắt nút thòng lọng, địa chỉ mua, bán thuốc kết liễu cuộc đời. Hay nguy hiểm hơn là lời thách thức, hưởng ứng nhiệt tình như: “ Lớn rồi nói phải làm nhé”, “Đừng có nói suông”;... thậm chí là rủ rê, gạ gẫm người đọc cùng đi chơi, đi trốn, đi để quên sự đời... của những người vô danh.

Hiệu ứng đám đông...

Thực tế, ở độ tuổi vị thành niên, trẻ gặp khá nhiều vấn đề liên quan đến tâm lý và cảm xúc làm cho chúng nhạy cảm hơn với mọi thứ xung quanh. Bên cạnh những khó khăn trong việc điều chỉnh để thích nghi trong mối quan hệ với mọi người và “làm quen” với những vấn đề khó khăn trong cuộc sống thì những áp lực vô hình như: thi cử, học hành, tình cảm... vô hình chung khiến giới trẻ có xu hướng suy nghĩ tiêu cực, ngại chia sẻ. Mặt khác, gánh nặng “cơm áo gạo tiền” đè nặng lên vai của phụ huynh khiến họ không có thời gian chia sẻ, lắng nghe, hỗ trợ kịp thời với con trẻ. Đây là yếu tố dẫn đến những rối loạn tâm sinh lý và làm tăng nguy cơ “muốn tự tử” ở lứa tuổi “ẩm ương” này.

Hiểm họa từ hội nhóm “rủ nhau tự tử”

Nhiều người trẻ tìm đến cái chết do không vượt qua được áp lực trong cuộc sống. (Ảnh minh họa).

Họ tìm đến mạng xã hội như một nơi để trút bầu tâm sự, nơi họ có thể trò chuyện với những người bạn “ảo” nhưng lại có cùng “chí hướng” tạo thành hiệu ứng đám đông. Sự bi quan, tiêu cực của người này lây lan sang người khác, hình thành một cộng đồng người trẻ có cái nhìn đen tối về cuộc sống. Do vậy, để loại bỏ những thông tin xấu, độc từ các hội nhóm “đen”, “rác” trên mạng xã hội bản thân mỗi người dân, mỗi cá nhân khi tham gia môi trường mạng xã hội cần cẩn trọng, tỉnh táo trong việc lựa chọn hội nhóm để tham gia cũng như biết “sàng lọc” thông tin để tiếp nhận. Mặt khác, các bậc phụ huynh cần quan tâm và có định hướng phù hợp khi con em sử dụng mạng xã hội, tránh bị ảnh hưởng bởi những thông tin nguy hại đang hàng ngày, hàng giờ tràn lan trên mạng xã hội.

Theo đó, Điều 131, Bộ luật Hình sự quy định, hành vi kích động dụ dỗ, xúi giục người khác tự sát hoặc tạo điều kiện về vật chất, tinh thần để người khác tự sát thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Trường hợp khiến 2 người tự sát trở lên có thể bị xử phạt từ 2-7 năm tù.

Lan Phú


Lan Phú

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]