Hiệu quả từ mô hình trồng cây ăn quả kết hợp nuôi ong
Về thăm gia đình ông Nguyễn Xuân Thạch ở thôn Trạch Khang, xã Xuân Khang, huyện Như Thanh, chúng tôi vô cùng ấn tượng về mô hình vườn hộ kiểu mẫu kết hợp trồng cây ăn quả, nuôi ong lấy mật, tạo nên cảnh quan xanh - sạch - đẹp, không gian thoáng đãng, môi trường sống trong lành.
Cây thanh long ruột đỏ được ông Nguyễn Xuân Thạch đưa vào trồng và tự nhân giống tiết kiệm chi phí.
Vườn có tổng diện tích 2.900 m2, trong đó 300 m2 đất ở, 600 m2 xây dựng nhà ở, công trình phụ, sân và cổng ngõ, diện tích còn lại 2.300 m2 để sản xuất nông nghiệp.
Trước đây, vườn của gia đình ông trồng nhiều loại cây. Thực hiện dự án mía đường, gia đình ông đã chuyển sang trồng mía nguyên liệu, nhưng cây mía cũng được mấy năm là cằn cỗi, năng suất thấp, giá trị thu nhập không cao.
Sau khi được sự quan tâm của chính quyền địa phương, đặc biệt là sự hướng dẫn hỗ trợ của Hội Làm vườn và Trang trại huyện, xã, và thông qua các chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm, ông Thạch đã quyết định chuyển đổi sang cây trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn. Từ năm 2017, nhận thấy cây đào ở xã Xuân Du cho thu nhập cao, ông đã mua giống về trồng, kết hợp nuôi ong, ngoài bán mật ông còn san bọng để bán giống.
Diện tích trồng thanh long của gia đình ông Nguyễn Xuân Thạch.
Tuy nhiên, cây đào mỗi năm cũng chỉ cho thu hoạch một lần vào dịp tết, để mảnh vườn của mình có sản phẩm thường xuyên, năm 2018 ông tìm mua giống cây thanh long ruột đỏ về trồng. Đồng thời trồng thêm 20 cây mít Thái và chè xanh để tận dụng diện tích đất. Tại khu vực nuôi ong, ông trồng 30 cây bưởi Diễn, vừa che nắng cho ong, vừa tạo thêm thu nhập. Ngoài các loại cây trồng và con nuôi cho thu nhập chính, các cây trồng phụ như chè xanh, lạc, đậu tận dụng dưới rãnh vườn thanh long, mỗi năm cũng thu thêm khoảng chục triệu đồng.
Trong quá trình xây dựng mô hình, gia đình ông Thạch đầu tư trên 180 triệu đồng để mua giống và vật tư phân bón. Tuy nhiên, để giảm chi phí đầu vào, ông tự học cách nhân giống, từ đó mở rộng diện tích sản xuất qua các năm.
Tính đến thời điểm hiện nay, vườn hộ của gia đình ông Nguyễn Xuân Thạch có 165 cây đào, 350 trụ thanh long, 20 cây mít, 30 cây bưởi. Dưới tán cây là 28 đàn ong mật. Ngoài ra, với sở thích trồng hoa lan, ông Thạch hiện có 285 giò lan các loại. Năm 2021, khu vườn mang lại cho gia đình ông thu nhập 349 triệu đồng; năm 2022, ước tính thu được gần 400 triệu đồng.
Khu vườn của gia đình ông Thạch hiện trồng khoảng 30 cây bưởi.
Chia sẻ về cách làm, ông Thạch cho biết mô hình của gia đình bố trí sản xuất mang tính xen ghép, lấy ngắn nuôi dài và khai thác tối đa quỹ đất vườn. Cây trồng chủ yếu là cây lâu năm, nên chi phí đầu tư chỉ cao năm đầu, các năm tiếp theo thấp hơn, thời gian cho thu hoạch lại lâu dài. Ngoài ra, với việc canh tác chủ yếu dùng phân hữu cơ, hạn chế tối đa phân vô cơ, có hệ thống tưới tiêu đảm bảo, nên các sản phẩm sản xuất ra đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có thị trường tiêu thụ ổn định.
Mô hình vườn kiểu mẫu của gia đình ông Nguyễn Xuân Thạch vì thế không chỉ tạo nên cảnh quan xanh - sạch - đẹp, không gian thoáng đãng, môi trường sống trong lành, mà còn nâng cao thu nhập cho gia đình, góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở địa phương.
Quốc Hương- CTV
{name} - {time}
- 2023-03-20 11:35:00
Người lớn đi tìm… sự ngây thơ
- 2023-03-19 14:37:00
Miền quê đáng sống Quảng Trung
- 2022-11-13 15:42:00
Việt Nam - “Điểm đến di sản hàng đầu thế giới” năm 2022
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP
Xây dựng thôn thông minh ở xã NTM kiểu mẫu
Nhà sạch- vườn đẹp ở xã Lĩnh Toại
Hiệu quả từ hội nghị “Công an lắng nghe ý kiến Nhân dân”
Cải cách hành chính trong xây dựng nông thôn mới
“Xóm chạy thận”
Nâng tầm nông thôn mới - nhìn từ câu chuyện chuyển đổi số: Khó khăn và thách thức
Đầu tư nuôi cá, phát triển du lịch cộng đồng
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ