(vhds.baothanhhoa.vn) - Tôi có cơ hội được phân dạy một trường trung cấp nghề. Cảm nhận đầu tiên của người giáo viên trẻ như tôi là sự vô lễ từ các em học sinh. Hay vì tôi trẻ nên bị các em bắt nạt và có lẽ cũng chính là một giáo viên chưa nhiều kinh nghiệm nên tôi dần cảm nhận “cái láo này sao thật đáng thương”.

Học sinh trường nghề và “cái láo đáng thương”

Tôi có cơ hội được phân dạy một trường trung cấp nghề. Cảm nhận đầu tiên của người giáo viên trẻ như tôi là sự vô lễ từ các em học sinh. Hay vì tôi trẻ nên bị các em bắt nạt và có lẽ cũng chính là một giáo viên chưa nhiều kinh nghiệm nên tôi dần cảm nhận “cái láo này sao thật đáng thương”.

Học sinh trường nghề và “cái láo đáng thương”

Ảnh minh họa.

Lũ học sinh hư đốn

Tôi bước chân vào dạy các em học sinh trường nghề vào đầu giờ chiều, cái thời khắc vẫn đang có chút gì đó hơi oang oang đầu. Và những gì ập vào tôi khi lên lớp thực choáng váng. Lũ học sinh với hình thức thật khó chấp nhận, từ nhuộm tóc, xăm trổ rồi đến cả thái độ ứng xử thiếu lễ phép, một vài lời chào không thể che lấp đi sự thờ ơ của học sinh khi gặp giáo viên, ăn nói còn đang ngỗ ngược, tác phong lên lớp thì chậm chạp, không đúng giờ giấc,… Nhưng quan trọng hơn cả, là lực học rất kém của các em khiến tôi thực sự chán nản.

Tôi chẳng phải là một “giáo viên cứng”, cũng chưa phải một giáo viên giỏi, tôi không biết kết hợp cái gọi nhu - cương trong dạy học. Tôi chưa có sự nghệ thuật để điều tiết những học sinh cá biệt. Và cứ thế học sinh trường nghề với tôi như một cơn ác mộng.

Trường nghề cũng chẳng cho tôi sự rèn rũa chuyên môn. Tôi bước vào trường nghề dạy với tư cách một giáo viên thỉnh giảng để kiếm công, kiếm tiền. Lòng yêu nghề giáo với tôi đang cần được tích lũy như bị phá hỏng. Và câu hỏi hóc búa ngay lúc này tôi phải tìm cách giải quyết “Làm cách nào để giáo dục những học sinh này?”.

Nhưng sao lại đáng thương và trân trọng

Như đã nói kỹ năng sư phạm và trình độ của tôi chưa được tích lũy. Năng lực của tôi chẳng đủ để cải thiện chất lượng giáo dục nhưng sức trẻ cùng hoàn cảnh cuộc sống không cho phép mình được bỏ cuộc và dần dần tôi bắt đầu được cảm nhận những thứ thật đặc biệt.

Ngắt ra khỏi cái “láo dai dẳng” là sự lắng đọng khi nghe lời bộc bạch của học sinh. Các em có lần tâm sự: “Em không đủ năng lực văn hoá mới được phân luồng vào đây. Thầy bắt bọn em phải học nhiều để làm gì?”. “Em không có tiền để học các trường dân lập nên mới vào đây”. Cái tuổi 16,17 nêu ra vấn đề như chúng chẳng có sự lựa chọn. Vâng, các em không có năng lực và không có tiền nên mới vào đây. Chúng vào học trường nghề là đồng cảnh nhưng đang thiếu sự đồng cảm.

Trong quá trình trao đi đổi lại lời nói, tôi hỏi thêm, các em làm gì ngoài giờ học?. Chúng nó trả lời: bọn em bán hàng online, đi bưng bê, phụ làm mộc,… nhưng điều khiến tôi ngẫm nghĩ là câu nói: “học dốt nên phải đi làm thôi thầy”. Cái thời buổi này, học sinh đi kiếm tiền là hết sức bình thường và đáng trân trọng. Nhưng tại sao chúng lại nói “học dốt mới đi phải đi làm”. Dường như đang có cái nhìn bất công từ xã hội khiến học sinh trường nghề cũng tự tổn thương.

Buổi sáng đi làm (lớp 10,11 buổi sáng nghỉ học), buổi chiều chúng sẽ đi học, học những kiến thức văn hoá toán, văn, anh, sử, địa,... Những thứ mà chúng chưa đáp ứng được ở chương trình giáo dục. Lại từ đây, cái “định nghĩa dốt” càng thêm củng cố đối với giáo viên và chính chúng nó.

Ngẫm thêm từ những lời tâm sự, tôi cảm nhận, cuộc sống của chúng nếu như nhìn ở góc độ bi quan sẽ như thế nào?. Xã hội coi các em chẳng đủ năng lực để thi được vào THPT. Gia đình không coi các em là sự tự hào như những gia đình khác, khi chẳng có cái để khoe con, khoe cái việc học hành. Còn thầy giáo trẻ như tôi thì sợ các em và đôi khi có cái nhìn ác cảm. Một số học sinh trường nghề, trong đó có cả nam cả nữ đã nói với tôi “Chúng em muốn đi xuất khẩu lao động cho đỡ chán”. Vậy là chúng đang tận hưởng những năm tháng tuổi trẻ đây sao?

Tôi muốn theo sự nghiệp giáo dục và đang tự hỏi giáo dục là gì?. Có phải là sự so sánh hơn thua hay đi tìm những điều gì đó xuất chúng. Sao mình không yêu thương những thứ đáng được yêu thương, trân trọng những điều ít được trân trọng.

Thắng Nguyễn


Thắng Nguyễn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]