(vhds.baothanhhoa.vn) - Hội nghị kết nối cung cầu nông sản thực phẩm an toàn Thanh Hóa 2023 vừa được tổ chức tại Quảng trường Lam Sơn, TP Thanh Hóa với 200 gian hàng và hàng nghìn sản phẩm hàng hóa đã thu hút đông đảo người đến tham quan và mua sắm. Đây là đợt trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản có quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại Thanh Hóa.

Kết nối cung - cầu nông sản thực phẩm an toàn Thanh Hóa: Động lực thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP

Hội nghị kết nối cung cầu nông sản thực phẩm an toàn Thanh Hóa 2023 vừa được tổ chức tại Quảng trường Lam Sơn, TP Thanh Hóa với 200 gian hàng và hàng nghìn sản phẩm hàng hóa đã thu hút đông đảo người đến tham quan và mua sắm. Đây là đợt trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản có quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại Thanh Hóa.

Kết nối cung - cầu nông sản thực phẩm an toàn Thanh Hóa: Động lực thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOPTổ yến tinh chế thượng hạng đạt 3 sao của Công ty CP Dịch vụ yến sào Vietnest được giới thiệu tại Hội nghị kết nối cung – cầu nông sản thực phẩm an toàn Thanh Hóa năm 2023.

Sau 5 năm xây dựng và phát triển Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP, đến nay Thanh Hóa đã có 424 sản phẩm được công nhận từ 3 đến 5 sao, trở thành tỉnh dẫn đầu về số lượng sản phẩm OCOP đạt được. So với hội nghị kết nối cung - cầu nông sản thực phẩm an toàn Thanh Hóa năm 2022 thì năm 2023 đã vượt trội tăng cả về số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP. Các gian hàng trưng bày nông sản đến từ các huyện, thị xã, thành phố đều có ít nhất 1/3 sản phẩm OCOP. Theo đánh giá của Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM tỉnh: Hầu hết các sản phẩm OCOP được trưng bày đã đại diện cho thương hiệu vùng miền, phát huy được lợi thế địa phương, nhất là chủ cơ sở rất tích cực trong việc quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, chủ động liên kết, tiêu thụ sản phẩm...

Đến từ Công ty CP Dịch vụ yến sào Vietnest, xã Yên Phong (Yên Định), chị Nguyễn Thị Tâm, giám đốc công ty chia sẻ: Sản phẩm “Tổ yến tinh chế thượng hạng” được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2022. Sau khi được công nhận, tôi đã sử dụng biểu trưng của Chương trình OCOP và thứ hạng sao in trên bao bì sản phẩm. Do được hỗ trợ kinh phí từ tỉnh và huyện, công ty tiếp tục đầu tư in ấn, quảng bá sản phẩm, từ đó, lượng tiêu thụ tăng lên 15 – 20%. Công ty đang tạo việc làm cho 15 lao động có mức lương ổn định từ 5 – 7 triệu đồng/người/tháng. Hiện tại chúng tôi đang tiếp tục hoàn thiện và gửi hồ sơ sản phẩm đông trùng hạ thảo khô về huyện để xét công nhận sản phẩm 3 sao và đang có 3 sản phẩm tiềm năng tiếp tục tham gia sản phẩm OCOP là đông trùng hạ thảo tươi, bột đông trùng hạ thảo, trà gạo lứt đông trùng hạ thảo.

Chị Lê Thị Ninh, cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Định, cho biết: Tham dự gian hàng giới thiệu sản phẩm trưng bày lần này, huyện Yên Định có 30 mặt hàng nông sản, trong đó có tới 1/3 sản phẩm OCOP: Bánh nhãn Duyên, rượu sâm cau, kẹo lạc Hoàng Phương, miến gạo Phúc Thịnh... So với năm 2022 thì năm nay tổ chức tại đây thuận lợi hơn nhiều, nhất là khách hàng có cơ hội mua sắm sản phẩm tốt hơn...

Có thể khẳng định, tham gia Hội nghị kết nối cung cầu nông sản thực phẩm an toàn Thanh Hóa 2023 là cơ hội tốt để các chủ thể có dịp giao lưu, kết nối từ đó kích thích sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn trong thời gian tới.

Bài và ảnh: Đức Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]