(vhds.baothanhhoa.vn) - Sau hơn 13 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay Thanh Hóa đã có 14 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Tuy vậy, kết quả xây dựng NTM giữa các vùng miền, các huyện, xã còn chênh lệch khá lớn, trong khi tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM vùng đồng bằng đạt trên 98,9% thì miền núi mới đạt 37,42%; thậm chí huyện Mường Lát chưa có xã nào đạt chuẩn NTM...

Khai thác thế mạnh phát triển kinh tế miền núi

Sau hơn 13 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay Thanh Hóa đã có 14 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Tuy vậy, kết quả xây dựng NTM giữa các vùng miền, các huyện, xã còn chênh lệch khá lớn, trong khi tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM vùng đồng bằng đạt trên 98,9% thì miền núi mới đạt 37,42%; thậm chí huyện Mường Lát chưa có xã nào đạt chuẩn NTM...

Khai thác thế mạnh phát triển kinh tế miền núiThế mạnh du lịch Pù Luông (Bá Thước) hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. (Ảnh tư liệu)

11 huyện miền núi địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, trong đó có nhiều xã vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn nên ảnh hưởng không ít đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhất là xây dựng kết cấu hạ tầng, hình thành những vùng chuyên canh có sản phẩm lớn cũng như việc đưa các tiến bộ khoa học vào sản xuất, nhưng các huyện miền núi lại có nhiều thế mạnh phát triển kinh tế vùng miền. Do đó cần phát huy lợi thế này để nâng cao thu nhập cho người dân.

Huyện Mường Lát có độ che phủ rừng cao nên cần đẩy mạnh phát triển nhân rộng các mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao như: ba kích, sa nhân tím... Đồng thời đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới tán rừng gắn với bảo vệ rừng và phục tráng, bảo tồn, phát triển một số giống vật nuôi bản địa, đặc sản (vịt cổ rụt, gà Mông, lợn Mán, gà đồi...). Đẩy mạnh phát triển nông lâm kết hợp, giữ vững diện tích lúa nước khoảng 1.200 ha và lúa nương khoảng 1.070 ha, sản lượng trên 11.000 tấn, đảm bảo lương thực tại chỗ, từng bước khôi phục phát triển lúa nếp đặc sản Cay Nọi, nuôi cá trên hồ thủy điện Trung Xuân.

Các huyện miền núi cao: Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân chú trọng phát triển rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, kết hợp phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí: Du lịch tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, lòng hồ Cửa Đạt (Thường Xuân), du lịch Pù Luông (Bá Thước), trồng luồng (Lang Chánh)... Cùng với đó là việc phát triển rừng sản xuất gắn với chế biến lâm sản, hình thành các chuỗi liên kết giữa chủ rừng (hộ gia đình, nhóm hộ) với các nhà máy, chế biến lâm sản. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu, bò gắn với trồng cây thức ăn chăn nuôi, tiến tới người chăn nuôi chủ động nguồn thức ăn thô xanh. Bên cạnh đó là việc phục tráng, bảo tồn, phát triển một số giống vật nuôi bản địa, đặc sản (vịt Cổ Lũng, lợn Mán, gà đồi – thế mạnh của địa phương...) và hình thành một số trang trại chăn nuôi tập trung quy mô vừa, lớn theo hướng chăn nuôi an toàn sinh học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thân thiện với môi trường, tạo vùng nguyên liệu sản phẩm chăn nuôi gắn với cơ sở giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Duy trì phát triển vùng sản xuất nguyên liệu mía 3.300 ha, sắn 4.400 ha, ổn định diện tích trồng lúa nước để đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, giữ gìn các khu vực trồng lúa ruộng bậc thang gắn với phát triển du lịch...

Những huyện miền núi thấp: Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Như Thanh, Như Xuân cần chú trọng phát triển các loại cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng như phát triển cây ăn quả có múi (cam, bưởi), dứa, thanh long, ổi, vải không hạt, nhãn chín sớm tại Thạch Thành, Như Xuân, Ngọc Lặc,... phục vụ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trái cây đang đầu tư xây dựng trên địa bàn (Công ty TNHH XNK Nông sản T9; Tập đoàn Xuân Thiện), chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây có hiệu quả kinh tế thấp sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn, phát triển cây trồng nguyên liệu phục vụ chế biến, tập trung thâm canh nâng cao năng suất lúa nước, các vùng lúa đặc sản của địa phương. Chú trọng xây dựng và phát triển mô hình trang trại chăn nuôi theo hướng tập trung, an toàn sinh học, trang trại chăn nuôi quy mô lớn công nghệ cao, xử lý nước thải tập trung bảo vệ và thân thiện với môi trường gắn với cơ sở giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Sử dụng hiệu quả diện tích rừng và đất lâm nghiệp, tập trung phát triển, khai thác, nhân rộng các mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao...

Minh Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]