(vhds.baothanhhoa.vn) - Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang là mối quan tâm của toàn xã hội và là nhiệm vụ cấp bách của các cấp, các ngành, trong đó có vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên nông dân về VSATTP từ sản xuất - bảo quản chế biến - liên kết với doanh nghiệp để đưa thực phẩm bảo đảm vệ sinh, an toàn đến với người tiêu dùng.

Khi nông dân nhận thức đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang là mối quan tâm của toàn xã hội và là nhiệm vụ cấp bách của các cấp, các ngành, trong đó có vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên nông dân về VSATTP từ sản xuất - bảo quản chế biến - liên kết với doanh nghiệp để đưa thực phẩm bảo đảm vệ sinh, an toàn đến với người tiêu dùng.

Khi nông dân nhận thức đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm

Mô hình nuôi gà siêu trứng an toàn sinh học tại thị trấn Thường Xuân hàng năm cho thu nhập cao.

Theo các nhà chuyên môn có nhiều nguyên nhân gây mất VSATTP trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm như: Sử dụng các loại hóa chất thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học không đúng quy định. Môi trường nước, đất đai hay vùng khai thác đánh bắt, nuôi trồng bị ô nhiễm các hóa chất độc hại sẵn có. Một số khu chế biến nông sản như các lò giết mổ gia súc, gia cầm, các khu bán gia súc, gia cầm tại chợ… không thực hiện đúng quy định quản lý và kiểm duyệt của các cơ quan chức năng; không bảo đảm các quy trình VSATTP làm ô nhiễm môi trường, gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Khi nông dân nhận thức đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm

Phường Quảng Thành (TP Thanh Hóa) đã và đang duy trì phát triển mô hình rau an toàn.

Khắc phục tình trạng trên, thời gian qua các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tích cực chủ động phối hợp với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến đến nông dân về nội dung và những kỹ thuật liên quan đến sản xuất, kinh doanh nông sản, thủy sản, thịt gia súc, gia cầm và các sản phẩm rau, củ quả thông qua nhiều hoạt động đa dạng, phong phú như, lồng ghép trong các hội thi, các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật về sản xuất rau, quả, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGap.

Ngoài ra, còn tổ chức xây dựng nhiều mô hình kết nối giữa người nông dân và công ty phân phối để bảo đảm sự xuyên suốt trong quá trình trồng rau an toàn và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Vận động hội viên nông dân chuyển đổi hành vi trong sản xuất, chế biến, giết mổ, chấp hành tốt VSATTP, coi đây là nhiệm vụ đồng thời thể hiện đạo đức, lương tâm của người sản xuất. Từ đó, giúp cho hội viên, nông dân thay đổi hành vi trong sản xuất, áp dụng đúng quy trình sản xuất, tạo ra sản phẩm bảo đảm VSATTP và bảo vệ môi trường.

Khi nông dân nhận thức đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm

Mô hình nuôi gà an toàn sinh học ở xã Xuân Du (Như Thanh).

Hiện nay, trên địa bàn Thanh Hóa đã có nhiều mô hình bảo đảm VSATTP như: Vùng trọng điểm sản xuất rau an toàn tập trung tại các xã Hoằng Kim, Hoằng Xuân, Hoằng Giang, Hoằng Hợp (Hoằng Hoá); mô hình rau an toàn ở phường Quảng Thắng, Quảng Thành (TP Thanh Hoá); mô hình nuôi vịt biển an toàn sinh học ở xã Hà Vinh (Hà Trung); mô hình nuôi gà siêu trứng an toàn sinh học tại thị trấn Thường Xuân…

Hoằng Hợp (Hoằng Hóa) là xã có truyền thống thâm canh rau màu với diện tích khoảng 70 ha, cung cấp cho thị trường hàng trăm tấn rau, quả các loại. Vài năm trở lại đây, rau quả của xã Hoằng Hợp được người tiêu dùng cũng như thị trường biết đến bởi chất lượng rau xanh an toàn. Ông Lê Văn Ất, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hoằng Hợp, khẳng định: Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, cùng với sự hỗ trợ kinh phí của dự án và huyện trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cây, con giống và tập huấn, hướng dẫn kiến thức khoa học - kỹ thuật... nhận thức của bà con nông dân về trồng rau sạch được nâng lên rõ rệt, nhất là các hộ trong vùng dự án do áp dụng đúng quy trình, kỹ thuật quá trình sản xuất rau.

Khi nông dân nhận thức đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm

Xã Hoằng Hợp (Hoằng Hóa) duy trì sản xuất khoảng 70 ha rau an toàn.

Bác Lường Văn Cường ở thôn Phú Quý cho biết: Gia đình bác có 3 sào đất, trước đây trồng các loại rau màu đơn thuần thu nhập chỉ đủ trang trải cuộc sống hàng ngày, không bảo đảm VSATTP. Từ khi áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất rau an toàn thu nhập của gia đình cao hơn trước. Theo tính toán của bác Cường, mỗi sào rau sau khi thu hoạch cho thu nhập hơn 10 triệu đồng/vụ. Không riêng gì gia đình bác Cường, hiện nay trên địa bàn xã Hoằng Hợp còn 60 hộ dân tham gia mô hình sản xuất rau an toàn gắn với tiêu thụ theo quy trình VietGap.

Nhờ tích cực triển khai các hoạt động bảo đảm VSATTP, nhận thức của hội viên và bà con nông dân về công tác bảo đảm VSATTP đã có chuyển biến rõ rệt, từng bước thay đổi phương thức sản xuất hàng hóa nông nghiệp theo hướng bền vững.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]