(vhds.baothanhhoa.vn) - Là tỉnh có diện tích trồng lúa lớn nhất khu vực miền Bắc với 145.803 ha. Ngoài ra còn có 50.600 ha rau các loại, sản lượng đạt 580.700 tấn; trong đó, đã xây dựng được 97 vùng sản xuất chuyên canh rau an toàn tập trung, với diện tích 12.560 ha, sản lượng 170.754 tấn. Diện tích trồng cây ăn quả ước đạt 21.680 ha, sản lượng 30.480 tấn, Thanh Hóa được đánh giá là tỉnh có tiềm năng lớn về sản xuất nông nghiệp cũng như phát triển công nghiệp chế biến của khu vực Bắc Trung bộ.

Kỳ vọng vào những nhà máy chế biến nông sản

Là tỉnh có diện tích trồng lúa lớn nhất khu vực miền Bắc với 145.803 ha. Ngoài ra còn có 50.600 ha rau các loại, sản lượng đạt 580.700 tấn; trong đó, đã xây dựng được 97 vùng sản xuất chuyên canh rau an toàn tập trung, với diện tích 12.560 ha, sản lượng 170.754 tấn. Diện tích trồng cây ăn quả ước đạt 21.680 ha, sản lượng 30.480 tấn, Thanh Hóa được đánh giá là tỉnh có tiềm năng lớn về sản xuất nông nghiệp cũng như phát triển công nghiệp chế biến của khu vực Bắc Trung bộ.

Kỳ vọng vào những nhà máy chế biến nông sản

Tiềm năng này cũng chính là “thỏi nam châm” thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Đến nay, nhiều nhà máy chế biến nông sản đã được khánh thành và đi vào hoạt động, góp phần tạo chuyển biến đáng kể trong lộ trình phát triển nông nghiệp gắn với chế biến mà tỉnh Thanh Hoá đã và đang thực hiện.

Kỳ vọng vào những nhà máy chế biến nông sản

Tháng 11-2019, Nhà máy sản xuất, chế biến lúa gạo tại xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn được khánh thành và đi vào hoạt động. Nhà máy có tổng mức đầu tư hơn 50 tỷ đồng, với quy mô công suất 30.000 tấn gạo thành phẩm/năm. Nhà máy có 2 dây chuyền theo công nghệ sản xuất lúa tươi và dây chuyền xay xát chế biến, đóng gói theo công nghệ tiên tiến, hiện đại, có tính năng kỹ thuật tự động hóa cao, đáp ứng nhu cầu thu mua, sấy khô và xay xát, chế biến lúa gạo tại các cùng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh.

Dự án đi vào hoạt động có ý nghĩa quan trọng, không những tạo việc làm trực tiếp và thu nhập ổn định cho nhiều lao động, tăng thu ngân sách Nhà nước, mà còn đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, dự án tạo ra chuỗi liên kết sản xuất các giống lúa có giá trị kinh tế cao, bao tiêu sản phẩm trồng trọt của bà con nông dân.

Kỳ vọng vào những nhà máy chế biến nông sản

Tiếp đó, nhiều nhà máy chế lúa gạo khác đã đi vào hoạt động. Thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh có 7 doanh nghiệp đầu tư xây dựng 3 nhà máy chế biến lúa gạo có quy mô lớn, với tổng công suất 180.000 tấn/năm với quy trình khép kín.

Kỳ vọng vào những nhà máy chế biến nông sản

Nhà máy sợi dệt An Phước được khánh thành vào tháng 10-2020. Nhà máy có công suất thiết kế 10.000 cọc sợi/năm, tương ứng với 1.700 tấn sợi gai/năm và 1.400 tấn bông gai/năm.

Từ khi đi vào hoạt động, nhà máy đã chủ động triển khai các giải pháp ổn định sản xuất và phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh, đẩy mạnh tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó, tháng 4-2022, nhà máy đã xuất khẩu lô hàng đầu tiên với sản lượng 40 tấn sợi thành phẩm.

Kỳ vọng vào những nhà máy chế biến nông sản

Nhà máy đi vào hoạt động đã và đang mang lại kỳ vọng về việc phát triển vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh với chế biến, nhất là đối với các huyện miền núi.

Kỳ vọng vào những nhà máy chế biến nông sản

Cùng với các nhà máy “trẻ”, những nhà máy chế biến nông sản có thâm niên như các nhà máy chế biến mía đường, nhà máy chế biến tinh bột sắn cũng đang nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, phát triển vùng nguyên liệu.

Kỳ vọng vào những nhà máy chế biến nông sản

Nhà máy chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh (Ngọc Lặc) mỗi năm phấn đấu chế biến khoảng 25.000 tấn tinh bột sắn. Theo đó, sản lượng thu mua nguyên liệu phục vụ chế biến mỗi năm đạt tới 100.000 tấn củ sắn.

Kỳ vọng vào những nhà máy chế biến nông sản

Bên cạnh những nhà máy “tầm cỡ” về chế biến lúa, gạo, nguyên liệu, trên địa bàn tỉnh còn có 17 nhà máy chế biến rau, quả, với tổng công suất gần 110.000 tấn/năm, chiếm khoảng 18% sản lượng rau, quả hàng năm của tỉnh; có 235 doanh nghiệp, HTX chế biến, kinh doanh gỗ và lâm sản; 80 doanh nghiệp chế biến thủy, hải sản...

Những doanh nghiệp, nhà máy chế biến trên là tiền đề để Ngành Nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá nâng tầm giá trị nông sản theo định hướng phát triển.

Hương Thơm


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]