Làm đẹp cho những đôi giày, dép cũ
Một ngày làm việc của chị Đào Thị Hồng, người chuyên khâu dán, sửa giày dép bên hông Chợ Tây Thành, phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa bắt đầu từ 7h sáng đến 6h chiều, thậm chí muộn hơn nếu khách hàng cần gấp. Vậy mà chị đã gắn bó với công việc này 23 năm.
Chị Đào Thị Hồng đã có 23 năm gắn bó với công việc sửa giày dép.
Chị cho biết làm công việc này vì đam mê, yêu thích và cảm thấy rất vui. Con ngõ nhỏ Nguyễn Gia Thiều bên hông chợ Tây Thành, phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa luôn nhộn nhịp người qua lại. Chiều muộn, chị Hồng thoăn thoắt khâu lại chiếc giày đã hỏng đế cho khách. Nhiều người cũng nán lại chờ đến lượt mình.
Chiếc xe máy dừng lại trước cửa hàng đúng lúc tôi có mặt. Người phụ nữ hỏi: Đôi bốt em mua hơi rộng, chị thu lại cổ bốt giúp em. Mai em qua lấy nhé. Nhất trí, cám ơn em, chị Hồng nói.
Chị Hồng nói với tôi rằng, cô ấy là khách quen, nhà mãi bên Phú Sơn nhưng giày dép cần sửa là lại qua đây nhờ chị.
Chị Hồng làm công việc khâu dán giày dép từ những năm 2000 ở khu vực bờ Hồ, phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, sau này chuyển lên chợ Tây Thành và gắn bó cho đến nay.
Nơi làm việc của chị nhỏ gọn, đủ để chiếc bàn, chiếc máy mài, máy kích rộng giày dép, một vài đồ dùng cho công việc. Ở đây có 5-6 hàng chuyên sửa chữa giày dép như chị, nhưng như chị nói thì chị là người đầu tiên làm nghề này ở chợ Tây Thành.
Bên hông chợ Tây Thành, phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa có nhiều cửa chuyên khâu dán, sửa giày dép.
Công việc nhìn tuy đơn giản nhưng theo chị Hồng rất cần sự tỉ mỉ và cũng cần có con mắt thẩm mĩ để làm những đôi giày dép cho khách đẹp hơn. Công việc hàng ngày của chị là sửa những đôi giày dép cũ, lẫn những đôi giày dép mới như thu cổ bốt, dán, khâu đế, làm chặt hoặc nới rộng size giày dép… Mỗi lần làm được đôi giày dép ưng í cho khách, chị cảm thấy vui, vì công việc của mình đã giúp ích được cho nhiều người khác.
Anh Thắng làm công việc sửa giày dép lâu năm ở chợ Tây Thành.
Anh Thắng chồng, chị Hồng cũng là người sửa giày dép ở chợ Tây Thành. Công việc của anh chủ yếu sửa đôi giày dành cho nam.
Trung bình giá sửa giày dép từ 20.000 đến 50.000 đồng/lần, có đôi đòi hỏi độ khó, làm nhiều bước thì có giá lên đến 100.000 đồng. Những người làm công việc sửa chữa giày dép như anh Thắng, chị Hồng hoặc cô Nhường, cô Hoài ở chợ Tây Thành cũng có thu nhập đủ trang trải cho cuộc sống, trung bình 200-300.000 đồng/người/ngày, cao điểm nhất vào dịp tết.
Khâu dán giày dép tưởng là công việc đơn giản nhưng rất cần sự khéo léo, tỉ mỉ của người thợ.
Không chỉ riêng ở đây, mà dọc bờ Hồ, phường Ba Đình, các chợ trên địa bàn TP Thanh Hóa cũng dễ dàng bắt gặp những người sửa giày dép. Họ ngồi lặng lẽ, miệt mài với công việc của mình, ngày ngày làm đẹp cho những đôi giày dép cũ.
Công việc nào cũng đáng quý, đáng trân trọng cả, vì đã giúp ích được cho nhiều người. Họ không chỉ làm đẹp hơn cho những đôi giày dép mà còn giúp khách hàng được thoải mái đi trên những đôi giày dép tưởng chừng không thể sử dụng nhưng đã đẹp và bền hơn rất nhiều nhờ những người thợ sửa giày dép bình dị.
Ngọc Huấn
{name} - {time}
- 2023-11-28 16:30:00
Cảnh giác với chiêu trò bán hàng giả trên sàn thương mại điện tử
- 2023-11-28 11:35:00
Ngược chiều tâm linh: Đổi mệnh
- 2022-03-27 15:55:00
Những đứa trẻ được quyền hưởng hạnh phúc
Điểm trung chuyển rác thải gây ô nhiễm tại xã nông thôn mới
Công an huyện Triệu Sơn xử lý nghiêm xe quá tải trọng
Phát triển chăn nuôi dựa vào rừng
Áo mới cho em
Xã Thiệu Trung tích cực chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất nhà sử học Lê Văn Hưu
Ngày hội “Tiến bước lên Đoàn” tổ chức tại các “địa chỉ đỏ”
Hội LHPN huyện Hoằng Hóa thực hiện công trình “Trồng cây xanh” tại 2 xã Hoằng Đạo và Hoằng Hà
Khu du lịch biển Hải Tiến sẵn sàng đón khách trở lại
Đại hội chi đoàn Sở Thông tin và Truyền thông lần thứ VII