(vhds.baothanhhoa.vn) - Tại Công ty TNHH Lông mi Hiền Chung, thôn Thành Thượng, xã Thiệu Thành (Thiệu Hóa), lúc nào cũng có hàng chục lao động làm nghề sản xuất lông mi giả. Gần 70 lao động là phụ nữ, nữ thanh niên đang tỉ mẩn gắn từng chiếc lông mi giả đẹp tinh tế. Mọi người làm việc với không khí vui vẻ, hào hứng vì thu nhập khá ổn định.

Làm lông mi giả - nghề mới cho lao động nông nhàn ở xã Thiệu Thành

Tại Công ty TNHH Lông mi Hiền Chung, thôn Thành Thượng, xã Thiệu Thành (Thiệu Hóa), lúc nào cũng có hàng chục lao động làm nghề sản xuất lông mi giả. Gần 70 lao động là phụ nữ, nữ thanh niên đang tỉ mẩn gắn từng chiếc lông mi giả đẹp tinh tế. Mọi người làm việc với không khí vui vẻ, hào hứng vì thu nhập khá ổn định.

Làm lông mi giả - nghề mới cho lao động nông nhàn ở xã Thiệu Thành

Trong số những lao động làm ở đây, có nhiều lao động trẻ. Nhìn khuôn mặt vui tươi, bàn tay tỉ mẩn gắp từng sợi lông mi giả lắp ghép với nhau, chúng tôi thật sự cảm nhận được niềm vui trong từng ngày lao động của các chị, các em nơi đây.

Làm lông mi giả - nghề mới cho lao động nông nhàn ở xã Thiệu Thành

Chị Lê Thị Thịnh, thôn Thành Sơn chia sẻ: “Làm gần nhà vừa có thu nhập, chi phí xăng xe, sức khỏe đi lại không hao tổn là bao. Quan trọng là vẫn về nhà giúp gia đình, chăm lo cho các con và bố mẹ già”.

Làm lông mi giả - nghề mới cho lao động nông nhàn ở xã Thiệu Thành

Những nguyên liệu, mẫu mã sản phẩm dồi dào được công ty nhập về xếp trong kho để luôn bảo đảm việc làm thường xuyên cho lao động. Ngoài tạo việc làm cho từ 60 đến 70 lao động địa phương, công ty còn tạo việc làm cho cho từ 2.000 đến 3.000 lao động nữ ở các trại giam làm sản phẩm thô rồi nhập về công ty cho lao động địa phương hoàn thiện sản phẩm. Qua các công đoạn này, công ty mong muốn lao động nữ nói chung có điều kiện tiếp cận nghề vì nghề dễ làm và có thu nhập xứng đáng với công sức lao động bỏ ra.

Làm lông mi giả - nghề mới cho lao động nông nhàn ở xã Thiệu Thành

Hiện tại, nếu làm việc chăm chỉ, lao động sẽ có thu nhập từ 6 đến 14 triệu đồng/người/tháng. Từ ngày có việc làm, nhiều lao động ở địa phương đã mua sắm được nhiều tiện nghi sinh hoạt trong gia đình, chất lượng cuộc sống được nâng lên rõ rệt.

Làm lông mi giả - nghề mới cho lao động nông nhàn ở xã Thiệu Thành

Công ty TNHH Lông mi Hiền Chung mới được thành lập tháng 6 năm 2022, nhưng nghề làm lông mi giả đã được chị Nguyễn Thị Thu Hiền, sinh năm 1994, quê xã Thiệu Thành (người đứng) cùng lãnh đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy và lãnh đạo địa phương dành tâm huyết tìm hiểu, đấu mối phát triển từ năm 2019.

Làm lông mi giả - nghề mới cho lao động nông nhàn ở xã Thiệu Thành

Sau một thời gian làm lông mi giả, chị Hiền nhận thấy nghề này vừa nhẹ nhàng, lại không đòi hỏi tay nghề cao, thu nhập khá, trong khi đó lao động nhàn rỗi ở quê rất nhiều, chị đã mạnh dạn nhận nguyên liệu về quê nhiều hơn và mở rộng cơ sở sản xuất, thành lập công ty. Hiện nay, mỗi tháng công ty xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ, một số nước Châu Âu khác với số lượng 60.000 hộp.

Làm lông mi giả - nghề mới cho lao động nông nhàn ở xã Thiệu Thành

Nghề làm lông mi giả không đòi hỏi trình độ cao, học nghề chỉ khoảng 1 tuần là có thể làm được nghề, công việc nhẹ nhàng, phù hợp với lao động nữ, lao động không làm được việc nặng, người khuyết tật... đều làm được nghề hoặc nhận nguyên liệu về nhà làm

Làm lông mi giả - nghề mới cho lao động nông nhàn ở xã Thiệu Thành

Để làm nên sản phẩm hoàn thiện, người lao động phải rất cần mẫn làm các công đoạn cuốn ống, gắn từng sợi mi hoặc từng đôi tóc được xếp lại và buộc rút vào một sợi chỉ, sau đó quét qua lớp keo mỏng giữ chắc mối thắt. Lông mi có loại thưa, ngắn hoặc dày, dài tùy yêu cầu của đơn đặt hàng... Mỗi công đoạn là sự chăm chút, tỷ mẫn, công phu để có được thành phẩm đẹp như thật

Làm lông mi giả - nghề mới cho lao động nông nhàn ở xã Thiệu Thành

Chị Hiền cho biết: “Thời gian đầu, công ty cũng gặp một số khó khăn, nhưng đến nay cơ bản đã đi vào sản xuất ổn định, hiện nay công ty không chỉ tạo việc làm cho những người trong xã mà còn nhiều chị em ở các xã lân cận. Nguồn lao động dồi dào, chị em rất chăm chỉ và trách nhiệm với công việc nên số lượng hàng suất xưởng luôn bảo đảm về số lượng và chất lượng. Theo đó giá trị thu nhập của người lao động cũng được nâng lên. Từ sự lao động nghiêm túc, tinh thần bạo dạn làm kinh tế cũng như tâm huyết với tạo việc làm cho lao động nữ tại nông thôn của chị Hiền, đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân – Một tiêu chí quan trọng trong xây dựng và nâng cao chất lượng xã nông thôn mới tại địa phương.

Lê Hà


Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]