Mô hình mây tre đan xuất khẩu cho lao động nhàn rỗi
Nhằm tận dụng thời gian nhàn rỗi của hội viên, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Thành Thọ (Thạch Thành) đã phối hợp với doanh nghiệp triển khai mô hình sản xuất mây tre đan xuất khẩu, tạo việc làm cho hội viên góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Thành lập từ năm 2017, đến nay tổ phụ nữ sản xuất hàng mây tre đan xuất khẩu đã có 130 thành viên.
Sản phẩm được các công ty thu mua xuất bán sang thị trường Nhật Bản, Ấn Độ và một số nước khu vực Tây Á.
Dù chưa phải là nghề chính song sản xuất hàng thủ công mây, tre đan xuất khẩu đang là nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều lao động, trở thành mô hình kinh tế tiêu biểu và có nhiều triển vọng.
Các sản phẩm hàng mây tre đan được chị em đan lát một cách tỉ mỉ.
Nghề mây, tre đan không kén lao động, từ phụ nữ bận nuôi con nhỏ, người già, trẻ em đều có thể đan được các sản phẩm mây, tre đơn giản tại nhà vào bất cứ lúc nào.
Sản phẩm với nhiều kiểu dáng đẹp, màu sắc rực rỡ.
Trung bình mỗi tháng tổ sản xuất được khoảng 800 đến 1.000 sản phẩm, mỗi sản phẩm có giá từ 5 đến 14 ngàn đồng. Do đó, mỗi chị em có thêm nguồn thu nhập hàng tháng từ 1 triệu đến 2,5 triệu đồng, có chị đạt mức 3 triệu đồng/tháng.
Quốc Hương
{name} - {time}
- 2023-03-31 18:49:00
Hội Cựu TNXP tỉnh và Tỉnh đoàn tri ân các chiến sĩ hy sinh tại Hang Co Phương
- 2023-03-31 14:52:00
Giáo dục nghiêm khắc, không giáo dục bắt nạt
- 2021-08-09 11:29:00
Cây mía tím trên đất Điền Trung
Sống trong thời kỳ dịch bệnh, càng đòi hỏi phải cẩn trọng khi sử dụng mạng xã hội
Bông hồng và đồ mã trong mùa vu lan
Chủ động phòng dịch COVID-19 tại các cơ sở điều trị Methadone
Các cấp hội phụ nữ vận động hỗ trợ nhu yếu phẩm cho các khu cách ly với tổng trị giá 1,5 tỷ đồng
Làng nghề hàng mã Mật Sơn tất bật dịp tháng bảy
17 “bông hoa” Hợp Lực góp sức cùng TP Hồ Chí Minh chống dịch COVID-19
Huyện Ngọc Lặc nâng cấp độ phòng, chống dịch COVID-19
Làm đẹp làng quê từ con đường bích họa
Thị trường tiêu thụ cây luồng gặp khó