(vhds.baothanhhoa.vn) - Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình) với 7 dự án và 11 tiểu dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 90 ngày 18/1/2022. Đến thời điểm này, Chương trình đang triển khai, thực hiện cơ bản đạt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn... Tuy nhiên, riêng Dự án 4 về “Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững” vẫn còn nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Nghề nghiệp, việc làm bền vững cho người lao động

Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình) với 7 dự án và 11 tiểu dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 90 ngày 18/1/2022. Đến thời điểm này, Chương trình đang triển khai, thực hiện cơ bản đạt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn... Tuy nhiên, riêng Dự án 4 về “Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững” vẫn còn nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Nghề nghiệp, việc làm bền vững cho người lao độngNgười lao động tham gia phiên giao dịch việc làm được tổ chức tại xã Luận Thành.

Đến nay, với cách làm linh hoạt, thiết thực, nhiều địa phương trong tỉnh đã triển khai có hiệu quả các tiểu dự án thuộc Dự án 4. Từ đó, giúp người lao động, nhất là lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo có kiến thức, kỹ năng để có việc làm hoặc tự tạo việc làm ổn định, chủ động vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Việc làm cho người lao động

Vào làm công nhân Công ty TNHH công nghiệp gỗ Thanh Hoa (xã Luận Thành, Thường Xuân) từ giữa tháng 11/2023, sau hơn 2 tháng làm việc, mức lương trung bình mà chị Đào Thị Nguyệt (thôn Liên Thành, xã Luận Thành) được hưởng là trên 10 triệu đồng/tháng. Đây thực sự là công việc đáng mơ ước của những người lao động như chị Nguyệt khi vừa được hưởng mức lương cao, vừa được làm việc gần nhà, thuận tiện chăm sóc gia đình và con cái. Công việc này chị Nguyệt có được khi tham gia phiên giao dịch việc làm được tổ chức tại xã. Chị Nguyệt tâm sự: “Trước đây, tôi làm công nhân tại tỉnh Bắc Ninh. Nhà có 2 con nhỏ, cần sự chăm sóc chu đáo của ba mẹ, nên tôi quyết định trở về quê. Thật hạnh phúc khi tại xã có thể tổ chức một phiên giao dịch việc làm, giúp những người lao động như tôi tìm được công việc phù hợp ngay trên chính địa phương mình”.

Phiên giao dịch việc làm đã giúp chị Nguyệt và 10 lao động khác tại xã Luận Thành được nhận vào làm việc tại Công ty TNHH công nghiệp gỗ Thanh Hoa. Đây là niềm vui, mong ước của nhiều lao động, nhất là đối với lao động nữ, khi vừa có việc làm vừa được ở gần gia đình.

Còn với chị Lữ Thị Hoàn, tham gia phiên giao dịch việc làm đã củng cố thêm quyết tâm đi xuất khẩu lao động, đồng thời tìm được thị trường xuất khẩu phù hợp. Chị cho biết: “Tại phiên giao dịch, ngoài việc được tư vấn, giới thiệu công việc phù hợp với trình độ, tôi được trực tiếp trao đổi, thỏa thuận với doanh nghiệp về công việc, mức lương và các chế độ, chính sách liên quan. Phiên giao dịch đã giúp rất nhiều lao động địa phương như tôi hiểu hơn về nhu cầu tuyển dụng việc làm trong nước và ngoài nước. Qua đó, khiến chúng tôi có thể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp”.

Không những chị Hoàn mà 25 lao động khác tại xã Luận Thành có thay đổi về nghề nghiệp. Thay vì lao động tự do, nông nghiệp... hiệu quả thấp, họ chọn đi xuất khẩu lao động với mong ước tích cóp được số vốn nhất định, tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng làm việc, học thêm ngành nghề mới, giúp bản thân và gia đình có cuộc sống sung túc hơn. Được biết, thời gian tới sẽ tiếp tục có thêm lao động trong xã đăng ký đi xuất khẩu lao động nước ngoài.

Phiên giao dịch việc làm được tổ chức tại xã Luận Thành (Thường Xuân) vào tháng 11/2023 là kết quả thực hiện tiểu dự án 3 (thuộc Dự án 4) về hỗ trợ việc làm bền vững. Với mục tiêu cung cấp thông tin thị trường lao động, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho người lao động, ưu tiên người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Phiên giao dịch được tổ chức với sự tham gia của hàng chục đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài huyện, 300 lao động đến từ các xã Luận Thành, Xuân Cao, Luận Khê, Tân Thành và Trường THPT Thường Xuân 2. Phiên giao dịch có ý nghĩa thiết thực, tạo cầu nối lao động - việc làm, đồng thời cung cấp thông tin đa chiều và chính xác về thị trường lao động cho người lao động. Ngoài ra, ban tổ chức còn triển khai các hoạt động tư vấn du học, cung cấp thông tin về các chỉ tiêu, thị trường xuất khẩu lao động, tư vấn việc làm, hướng nghiệp học nghề. Đồng thời, chia sẻ các thông tin liên quan đến chính sách pháp luật lao động cho người lao động nói chung cũng như lao động là hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo và các gia đình chính sách.

Ông Trần Văn Anh, Chủ tịch UBND xã Luận Thành, cho biết: “Việc tổ chức các phiên giao dịch và tư vấn việc làm nhằm kết nối, tạo việc làm cho người lao động, ổn định thị trường lao động là giải pháp cần thiết, quan trọng trong giai đoạn hiện nay nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người lao động. Đặc biệt, sự đa dạng lĩnh vực ngành nghề của các doanh nghiệp đăng ký tham gia phiên giao dịch việc làm phù hợp với nhu cầu tìm việc của người dân, người lao động địa phương, tạo điều kiện cho người lao động tìm kiếm được công việc thích hợp với khả năng”.

Hoàn thiện cơ sở vật chất cho đào tạo nghề

Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững, huyện Nga Sơn đã và đang triển khai hiệu quả tiểu dự án 1. Nội dung xây dựng các chuẩn về giáo dục nghề nghiệp, phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp.

Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng các hạng mục công trình, nhà xưởng thực hành, ký túc xá; các công trình phục vụ sinh hoạt, tập luyện cho học sinh, sinh viên; mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện đào tạo Trường Trung cấp Nghề Nga Sơn. Trong đó, đầu tư xây mới hạng mục công trình nhà xưởng thực hành và mua sắm trang thiết bị đào tạo phục vụ nghề trọng điểm quốc gia... Hiện tại, Trường Trung cấp Nghề Nga Sơn có 900 học sinh đang theo học, với 7 ngành nghề đào tạo: hàn, may công nghiệp, vận hành sửa chữa thiết bị lạnh, điện công nghiệp và dân dụng, kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ nhà hàng... Đây là một trong những địa chỉ đào tạo nghề tin cậy của huyện và các vùng lân cận.

Ông Nguyễn Ngọc Minh, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề Nga Sơn, cho biết: “Đối với nhà trường, nhờ có dự án nên nhà trường được nâng cấp đồng bộ từ cơ sở vật chất, khuôn viên đến trang thiết bị của các ngành nghề đang đào tạo. Điều này sẽ là cơ sở để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, thu hút số lượng học sinh vào học ngày càng nhiều trong thời gian tới. Mặt khác đây sẽ là cơ sở nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương. Phấn đấu chậm nhất đến năm 2030 sẽ được nâng cấp lên trường cao đẳng theo đúng chủ trương của địa phương”.

Hiện công trình đã hoàn thiện được 70% tổng khối lượng công việc, dự kiến hoàn thành trước năm học mới năm 2024 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thầy và trò nhà trường.

Ngoài Trường Trung cấp Nghề Nga Sơn, Thanh Hóa còn có Trường Cao đẳng Nghề Nghi Sơn (thị xã Nghi Sơn) được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ Dự án 4. Dự án này nhằm tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo; xây dựng các chuẩn về giáo dục nghề nghiệp, phát triển hệ thống đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, phát triển chương trình, học liệu, phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý phù hợp; khảo sát, thống kê, dự báo nhu cầu học nghề, truyền thông, hướng nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp và tạo việc làm... Được đánh giá là một trong những thay đổi trong cách tiếp cận để giải quyết vấn đề giảm nghèo bền vững, tiếp cận ở góc độ người lao động có kỹ năng, có việc làm một cách thỏa đáng, bền vững.

Bài và ảnh: Vân Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]