(vhds.baothanhhoa.vn) - Những năm qua tín dụng chính sách xã hội đã và đang góp phần vào việc duy trì ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất, kinh doanh của bà con vùng biên Mường Lát. Đáng kể và được xem là “điểm sáng” về hiệu quả tín dụng chính sách, chính là chương trình cho vay xuất khẩu lao động.

Nhiều hộ dân xã vùng biên thoát nghèo nhờ xuất khẩu lao động

Những năm qua tín dụng chính sách xã hội đã và đang góp phần vào việc duy trì ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất, kinh doanh của bà con vùng biên Mường Lát. Đáng kể và được xem là “điểm sáng” về hiệu quả tín dụng chính sách, chính là chương trình cho vay xuất khẩu lao động.

Nhiều hộ dân xã vùng biên thoát nghèo nhờ xuất khẩu lao động

Chị Lục Thị Miện ở bản Pùng, xã Quang Chiểu (thứ 3 từ trái sang) trao đổi với cán bộ tín dụng.

Lên huyện vùng biên Mường Lát vào mùa lúa chín chứng kiến một không khí thu hoạch lúa vui tươi hiện hữu trên những thửa ruộng bậc thang. Khi thấy cán bộ ngân hàng ghé thăm, chị Lục Thị Miện ở bản Pùng, xã Quang Chiểu hạ gùi lúa trên vai xuống bờ suối Xim hồ hởi nói: “Cán bộ chính sách nay lên với bà con à! Lúa năm nay giống tốt, được mùa, vui lắm cán bộ à!”.

Gia đình chị Miện là một trong những hộ vay vốn của ngân hàng CSXH theo chương trình xuất khẩu lao động năm 2019, với mức vay 85 triệu đồng. Sau khi vay vốn, anh Lò Văn Na (chồng chị Miện) đã hoàn tất thủ tục đi Đài Loan. Đến nay vợ chồng anh Na không chỉ trả hết nợ mà còn có tiền gửi ngân hàng.

Nhớ lại thời điểm vợ chồng chị loay hoay tìm cách thoát nghèo. Dù đầu tắt mặt tối trên những nương ruộng, đồi xoan, nhưng rồi nghèo vẫn hoàn nghèo. Lúa thì năng suất thấp, xoan thì chậm lớn, trong khi con cái mỗi ngày một lớn…

Giờ đây, ngoài mức thu nhập gửi về đều đặn hàng tháng của anh Na, chị Miện cũng nhận làm 7 sào lúa nương.

Nhiều hộ dân xã vùng biên thoát nghèo nhờ xuất khẩu lao động

Chồng đi xuất khẩu nhưng chị Miện vẫn tần tảo, chịu khó làm 7 sào ruộng lúa.

Anh Lò Văn Liệu ở bản Pùng, xã Quang Chiểu có hoàn cảnh éo le hơn. Anh Liệu thuộc đối tượng hưởng chế độ tàn tật, không có khả năng lao động. Những tưởng sẽ là hộ không thể thoát nghèo nhưng sau khi được tư vấn của cán bộ ngân hàng CSXH về các chương trình tín dụng, hai vợ chồng mạnh dạn vay 52 triệu đồng để chị Pẹn (vợ anh Liệu) đi xuất khẩu lao động bên Đài Loan.

Dù đi chưa được bao lâu, tuy nhiên anh Liệu cũng như cán bộ tín dụng Lê Đình Lực tin rằng chị Pẹn sẽ cho nguồn thu nhập ổn định như nhiều trường hợp tại bản đã thoát được nghèo.

“Mai sau có tiền gửi về, tôi sẽ trả vốn cho ngân hàng CSXH để ngân hàng trao cho những hộ gia đình khác vay”, anh Liệu nói.

Nhiều hộ dân xã vùng biên thoát nghèo nhờ xuất khẩu lao động

Nhiều hộ sau khi đi xuất khẩu lao động trở về có vốn đã đầu tư các mô hình chăn nuôi.

Theo thống kê từ ngân hàng CSXH Mường Lát, tổng dư nợ dành riêng cho vay vốn xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện Mường Lát đạt 13,7 tỷ đồng, với 261 lao động được vay vốn. Trong đó, riêng xã Quang Chiểu dư nợ tín dụng từ chương trình này đạt 6 tỷ đồng với khoảng hơn 110 lao động được vay

Ông Vi Văn Thứ, Phó Chủ tịch UBND xã Quang Chiểu đánh giá cao hiệu quả tín dụng chính sách đối với phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Mặc dù là địa bàn gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ các chương trình tín dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước nhiều hộ nghèo của xã đã mạnh dạn vay vốn, có phương án sản xuất, kinh doanh đem lại thu nhập ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Trong đó, đáng kể nhất phải kể tới nguồn vốn vay tín dụng dành cho xuất khẩu lao động sang các thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… với mức thu nhập từ 20 triệu đồng/tháng/lao động trở lên. Nhiều trường hợp nhờ vốn vay đi xuất khẩu đã vươn lên thoát nghèo, có vốn đầu tư nuôi trồng, sản xuất, đầu tư cho con cái đi học nghề hoặc đại học.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]