(vhds.baothanhhoa.vn) - Phường Hải Châu, thị xã Nghi Sơn là một trong những địa phương có nghề làm muối lâu năm của tỉnh Thanh Hóa. Trước đây có khoảng 95% lao động gắn bó với nghề muối, nay chỉ còn 25%.

Nhọc nhằn nghề muối và mong ước của diêm dân (Bài 2): Diêm dân bỏ nghề, xí nghiệp muối bỏ hoang

Phường Hải Châu, thị xã Nghi Sơn là một trong những địa phương có nghề làm muối lâu năm của tỉnh Thanh Hóa. Trước đây có khoảng 95% lao động gắn bó với nghề muối, nay chỉ còn 25%.

Nhọc nhằn nghề muối và mong ước của diêm dân (Bài 2): Diêm dân bỏ nghề, xí nghiệp muối bỏ hoang

Cánh đồng muối phường Hải Châu, thị xã Nghi Sơn vắng bóng diêm dân.

Các xã Hải Châu, Hải Bình, Hải Thượng, Hải Hà (thị xã Nghi Sơn) là những địa phương có nghề truyền thống làm muối nhưng nay chỉ còn phường Hải Châu duy trì nghề làm muối.

Theo báo cáo của UBND thị xã Nghi Sơn, số lao động sản muối chỉ còn 100 người. Lao động ngành muối trong những năm qua có xu hướng giảm mạnh để chuyển sang nghề khác có hiệu quả hơn. Giai đoạn 2018-2020, diện tích sản xuất muối tại phường Hải Châu là 74 ha, nay chỉ còn 40 ha.

Ông Phan Văn Dung, Phó Chủ tịch UBND phường Hải Châu cho biết, do thị trường tiêu thụ khó khăn, giá muối xuống thấp, thu nhập từ sản xuất muối không cao nên nhiều hộ diêm dân không mặn mà sản xuất muối mà bỏ đi làm việc khác có thu nhập cao hơn.

Cùng với đó, do biến đổi khí hậu nên những năm gần đây thời tiết không thuận lợi cho việc làm muối nên sản lượng và giá trị ngày công thấp. Hiện nay 30 ha đất sản xuất muối được thu hồi, đang bước vào giai đoạn kiểm kê để làm dự án nuôi trồng thủy sản, còn 4 ha phục vụ dự án đường ven biển, 40 ha còn lại nằm trong quy hoạch vẫn được người dân sản xuất muối. Tương lai người dân Hải Châu sẽ không còn làm muối.

Nhọc nhằn nghề muối và mong ước của diêm dân (Bài 2): Diêm dân bỏ nghề, xí nghiệp muối bỏ hoang

Thời tiết nắng nóng là điều kiện lý tưởng cho diêm dân làm ra hạt muối chất lượng. Thế nhưng, cánh đồng muối Hải Châu giờ vắng bóng người, những ô chạt khô khốc, cỏ mọc um tùm.

Trưa hè oi ả, nắng đổ lửa là điều kiện lý tưởng cho diêm dân làm ra hạt muối chất lượng. Thế nhưng cánh đồng muối Hải Châu giờ vắng bóng người, những ô chạt khô khốc, cỏ mọc um tùm. Chỉ còn lác đác vài ô ruộng vẫn còn dấu hiệu của việc sản xuất muối.

Anh Hải, cán bộ văn hóa phường Hải Châu vừa dẫn chúng tôi đi thăm cánh đồng muối, vừa cho biết gia đình anh trước kia cũng làm muối. Nghề muối so với những nghề làm nông khác vất vả hơn nhiều nhưng muối làm ra bán với giá thấp nên gia đình đã không còn làm muối nữa.

Không chỉ gia đình anh mà nhiều người dân làm muối ở Hải Châu cũng đã tìm những công việc khác như phục vụ hậu cần nghề cá, đi làm ở các công ty, số còn lại do quá tuổi không tìm được công việc mới nên chấp nhận với nghề muối.

Bên cạnh cánh đồng muối, anh Hải chỉ cho chúng tôi những dãy nhà của xí nghiệp muối một thời nay đã bỏ hoang, làm nơi tập kết rác, chăn thả trâu bò.

Nhọc nhằn nghề muối và mong ước của diêm dân (Bài 2): Diêm dân bỏ nghề, xí nghiệp muối bỏ hoang

Gần cánh đồng muối Hải Châu, Xí nghiệp muối Thanh Hóa một thời nhộn nhịp nay đã hoang hóa.

Anh Hải đưa chúng tôi đi thăm Xí nghiệp muối cũ và tỏ ra tiếc nuối về một thời kỳ hoàng kim. Anh cho biết, xí nghiệp muối (Công ty Cổ phần Muối Thanh Hóa) trước đây nườm nượp người ra vào, được vào làm việc là niềm mơ ước của người dân vùng muối. Thế nhưng khoảng hơn 10 năm trở lại đây, cơ sở vật chất của xí nghiệp đã xuống cấp nghiêm trọng và đến năm 2010 toàn bộ diện tích bị bỏ hoang, nhà bị sập mái, cửa đổ xiêu vẹo, cây cỏ mọc um tùm. Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan, mà những gian nhà bỏ hoang kia còn là nơi trú ngụ của các tệ nạn xã hội.

Nhọc nhằn nghề muối và mong ước của diêm dân (Bài 2): Diêm dân bỏ nghề, xí nghiệp muối bỏ hoang

Xí nghiệp muối bỏ hoang, trở thành nơi chăn thả trâu bò.

Ông Phan Văn Dung, Phó Chủ tịch UBND phường Hải Châu cho biết: Đất bỏ hoang không người quản lý, thời hạn thuê đất đã hết, trong khi đó địa phương không có đất quy hoạch xây dựng trung tâm văn hóa xã, xây dựng phân hiệu trường mầm non. Mặc dù địa phương đã có văn bản kiến nghị đến cơ quan chức năng nhưng mong muốn của Nhân dân và chính quyền địa phương đến nay vẫn chưa được thực hiện.

Theo các tài liệu, Công ty Cổ phần muối Thanh Hóa có đề án và trình Chủ tịch UBND tỉnh được thành lập và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất xây dựng kho chứa muối thời hạn thuê đất là 20 năm từ năm 1996 đến năm 2016. Căn cứ Điều 1 Hợp đồng thuê đất số 499 HĐ/TĐ ngày 16-6-1998 (sau khi có quyết định của UBND tỉnh), nêu rõ: Diện tích mà Xí nghiệp muối i ốt Thanh Hóa thuê là 40.857 m2, tại xã Hải Châu huyện Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn); loại đất xây dựng cơ bản (XDCB) sử dụng vào mục đích văn phòng, sản xuất và kho chứa muối. Thời gian thuê đất là 20 năm tính từ 1-1-1996.

Nhọc nhằn nghề muối và mong ước của diêm dân (Bài 2): Diêm dân bỏ nghề, xí nghiệp muối bỏ hoang

Diêm dân không mặn mà với nghề, xí nghiệp muối một thời nay xuống cấp, bỏ hoang là những gì nhìn thấy tại phường Hải Châu.

Nhiều năm qua, xã Hải Châu (nay là phường Hải Châu) đã gửi văn bản đến các cơ quan chức năng đề nghị thu hồi 40.857 m2 đất mà Công ty Cổ phần Muối Thanh Hóa thuê của UBND tỉnh vì hết thời hạn hợp đồng và không sử dụng nữa, mặt khác gây ô nhiễm môi trường, phát sinh nhiều tệ nạn xã hội. Đồng thời thu hồi 2 ha đất sản xuất muối tại xã Hải Châu (số diện tích này chưa bàn giao cho địa phương sau khi thực hiện chính sách đầu tư phát triển nghề muối).

Xí nghiệp muối bỏ hoảng chưa thể thu hồi, diêm dân không còn mặn mà với nghề, năng suất, chất lượng muối ngày càng đi xuống. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Giai đoạn 2021-2025, thị xã Nghi Sơn xác định chuyển đổi đất sản xuất muối sang các mục đích khác có hiệu quả hơn như nuôi trồng thủy sản chẳng hạn. Việc chuyển đổi nhận được sự đồng thuận của bà con diêm dân ở phường Hải Châu. Tuy nhiên, trăn trở của người dân là sau khi chuyển đổi nghề số lao động làm việc đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản không nhiều, nghề nuôi trồng thủy sản lại cần nguồn vốn lớn, trong khi hầu hết diêm dân đều có thu nhập thấp. Bởi vậy tạo việc làm mới cho người dân đáp ứng chuyển dịch cơ cấu lao động ngành muối là điều hết sức cần thiết lúc này.

(Còn tiếp)

Ngọc Huấn

Tin liên quan:
  • Nhọc nhằn nghề muối và mong ước của diêm dân (Bài 2): Diêm dân bỏ nghề, xí nghiệp muối bỏ hoang
    Nhọc nhằn nghề muối và mong ước của diêm dân ( Bài 1): Bấp bênh nghề muối

    Bao đời nay diêm dân ở nhiều xã miền biển Hậu Lộc, Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn) đã gắn bó với nghề làm muối truyền thống đầy nhọc nhằn, “sáng cấy, chiều gặt”, càng nắng càng phải lao ra đồng muối. Những tưởng cứ vất vả, yêu nghề thì sẽ mang lại trái ngọt, nhưng với diêm dân thời gian gần đây “đời muối” của họ càng trở nên mặn đắng hơn bởi giá cả bấp bênh, số người gắn bó với nghề ngày càng giảm.


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]