(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua với sự vượt khó đi lên nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Như Thanh đã bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đoàn kết giúp nhau làm giàu, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Như Thanh nhân rộng các điển hình nông dân làm kinh tế giỏi

Trong những năm qua với sự vượt khó đi lên nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Như Thanh đã bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đoàn kết giúp nhau làm giàu, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Như Thanh nhân rộng các điển hình nông dân làm kinh tế giỏi

Đẩy mạnh việc thực hiện phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi, đồng hành cùng nông dân trong làm giàu và xóa đói giảm nghèo, thời gian qua Hội nông dân huyện Như Thanh luôn quan tâm, chú trọng đến việc vận động hội viên hội viên nông dân tham gia xây dựng các mô hình kinh tế tập thể giúp nhau trong sản xuất. Thông qua việc thành lập các tổ hội, chi hội nông dân nghề nghiệp như nuôi ốc nhồi, thêu dệt trang phục truyền thống, nuôi ong lấy mật, trồng cây ăn quả, trồng củ từ… tại một số xã như Thanh Tân, Thanh Kỳ, Phượng Nghi, Phú Nhuận, hội viên được tiếp cận nhiều thông tin về kỹ năng, kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi, tìm kiếm thị trường, ứng dụng KHKT vào sản xuất, giảm chi phí, nâng cao năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình trồng cam Vinh của gia đình ông Lường Khắc Hồng, thôn Hải Tân, xã Hải Long là một điển hình. Nắm bắt địa hình đồi núi cao ông xác định tập trung vào trồng các loại cây ăn quả, trong đó có cam Vinh. Ban đầu việc đầu tư gặp nhiều khó khăn, dần dà được sự giúp đỡ của các cấp, ngành, đến nay mô hình trồng cây ăn quả của gia đình chuẩn bị thu hoạch, mang lại kỳ vọng rất lớn.

Như Thanh nhân rộng các điển hình nông dân làm kinh tế giỏi

Theo bà Nguyễn Thị Thu ở xã Hải Long, việc trồng bưởi Diễn, bưởi da xanh, mít Thái, cam, hồng xiêm… hầu như nhà nào trong xã cũng trồng, song để đem lại giá trị kinh tế cao gia đình đã đã đầu tư rất nhiều công sức.

Với 2,5 ha trồng cây ăn quả, bà còn nuôi thêm cá lăng, cá trắm trên diện tích 1,5 ha. Năm 2020 trừ chi phí, gia đình có thu nhập 20 triệu từ cây ăn quả. Năm nay bà Thu ước tính doanh thu từ cây có quả khoảng trên 40 triệu đồng, ngoài ra còn có thêm thu nhập khoảng 30 triệu đồng từ nuôi cá. Đây là những quả ngọt đáng ghi nhận cho sự nỗ lực của gia đình bà trong buổi đầu dựng nghiệp bằng mô hình trồng trọt và nuôi cá.

Được biết, trong thời gian từ giữa năm 2019 đến 2021 huyện Như Thanh có 1.200 hộ đăng ký sản xuất, kinh doanh giỏi, trong đó có 600 hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Toàn huyện hiện có 8.307 hộ sản xuất, kinh doanh giỏi, trong đó có 2 hộ đạt cấp Trung ương, 37 hộ đạt cấp tỉnh, 348 hộ cấp huyện, 7.919 hộ cấp xã.

Như Thanh nhân rộng các điển hình nông dân làm kinh tế giỏi

Từ trong phong trào, nhiều mô hình liên kết sản xuất giữa nông dân với doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao như mô hình trồng đào ở xã Xuân Du, mô hình trồng ngô dày và cỏ làm thức ăn cho bò sữa tại xã Yên Thọ, Phú Nhuận, Hải Long với diện tích 250 ha, mô hình trồng cây ăn quả, trồng riềng, chăn nuôi tại xã Mậu Lâm, Yên Lạc, Xuân Phúc, Yên Thọ…

Đến nay, việc phát triển các mô hình đã tạo việc làm tại chỗ cho hàng ngàn lao động, giúp cho 345 hộ hội viên thoát nghèo.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Như Thanh Nguyễn Huy Hoàng cho biết, việc xâu dựng và phát triển chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp, định hướng phát triển kinh tế đang được Hội Nông dân huyện tích cực triển khai thực hiện. Đến nay, đã thành lập được 6 tổ hội, chi hội nghề nghiệp. Đây là loại hình tổ chức hạt nhân của hội để thu hút, tập hợp hội viên, là nhu cầu cấp thiết của hội viên nông dân góp phần định hướng, xây dựng nông nghiệp theo hướng thị trường.

TRUNG LÊ - THU THỦY


TRUNG LÊ - THU THỦY

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]