(vhds.baothanhhoa.vn) - Mặt trời vừa ló dạng những chuyến tàu đã ùn ùn cập cảng cá Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc. Trên bờ những người phụ nữ đã chờ sẵn với niềm tin tôm, cá đầy khoang.

Những người phụ nữ ở cảng cá

Mặt trời vừa ló dạng những chuyến tàu đã ùn ùn cập cảng cá Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc. Trên bờ những người phụ nữ đã chờ sẵn với niềm tin tôm, cá đầy khoang.

Những người phụ nữ ở cảng cá

Những “bóng hồng” ở cảng cá Hòa Lộc.

4h30, trời nhìn chưa rõ mặt người, tiếng í ới đã rôm một góc cảng. Hoa ơi, Lài ơi, tàu anh Đông có về không?

Bà Lê Thị Hoa đẩy vội chiếc xe ba gác lót bạt, nước bắn tung tóe tiến vội lại cầu cảng rồi lao vào đám đông dăm bảy chị em, để cùng rôm rả câu chuyện…

Phút chờ tàu, bà Hoa trải lòng: “Chồng tôi chết mất xác trên biển cách đây 10 năm vào một ngày biển động. Mất tàu, mất người, cái còn là 3 đứa con tuổi ăn, tuổi lớn và một món nợ không biết bao giờ trả hết”.

Những người phụ nữ ở cảng cá

Ở cảng cá công việc cửu vạn những tưởng chỉ của cánh đàn ông, nhưng lại là nguồn thu chính cho các chị

Những tưởng không thể gánh gồng mất mát nhưng rồi đâu cũng vào đó. Mười năm nay nợ của người góa phụ đã hết, con cái cũng đã khôn lớn. Bà làm việc cần mẫn và chắt chiu hàng ngày rồi đâu cũng vào đấy.

Không éo le, bi đát như gia cảnh bà Hoa, chị Lài năm nay mới ngoài 30 tuổi. Tuy nhiên, 2 năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến cho những công việc từ hậu cần nghề cá của chị cũng không có nhiều, thu nhập bị giảm sút. Trong khi đó, chồng chị cũng phải “bó gối” ở nhà kể từ khi đi xuất khẩu lao động trở về.

“Vừa lo một khoản tiền không nhỏ để đi xuất khẩu lao động nhưng ảnh hưởng của dịch bệnh khiến cho chuyến xuất ngoại của anh về sớm hơn dự định. Giờ anh đi làm phụ hồ, công việc vất vả mà không đều nên thu nhập cũng chẳng là bao”, chị Hoa thở dài.

Những người phụ nữ ở cảng cá

Những khoang cá đầy nhanh chóng được thương lái thu mua.

Chuyến tàu mong đợi cập bến, các chị nháo nhác gọi nhau, nào xe ba gác, xe bán tải nhỏ cung cấp đá xay… đổ dồn về mép cảng. Cánh cửa thùng chiếc xe tải nhỏ lùi đít vào sát mép tàu mở ra, hai chị gái đã luống tuổi từ cabin nhảy xuống với động tác thoăn thoắt, thuần thục leo lên thùng xe, ở phía dưới hai người phụ nữ khác thoăn thoắt chuyển những khay đá lạnh.

Trong khi đó, nhóm phụ nữ khác (người nhà của chủ tàu và các thuyền viên) đã lên tàu từ khi nào. Qua ánh mắt, nụ cười cũng dễ cho người ta nhận ra niềm vui, sự hạnh phúc của một chuyến vươn khơi bình an trở về với những lộc biển ắp đầy khoang… Sau phút quyến luyến, các chị, các mẹ bắt tay ngay vào việc phân loại cá, tôm chuyển lên cảng bán cho những thương lái đang chờ sẵn.

Những người phụ nữ ở cảng cá

Phút nghỉ ngơi với những nụ cười rạng rỡ của các chị.

Chị Nguyễn Thị Bích cho biết, không phải ai cũng được lựa chọn cho mình những công việc phù hợp, mà phải có mối quan hệ nhất định. Với chị cũng như nhiều chị em khác đồng cảnh thì nặng nhọc hơn. Ngày nào cũng như ngày nào, bốc xong cá mắm thì mặt ai nấy cũng bệch ra, nhợt nhạt, mệt mỏi.

“Vào mùa lạnh còn đỡ chứ mùa hè thì mất sức và mệt lắm! Làm quần quật cả ngày, thậm chí lúc ăn, cũng ăn đứng cho nhanh. Bốc xong ở cảng chị Bích còn vội về lo bữa trưa cho lũ nhỏ kịp ăn, nghỉ để đến trường”, chị Bích chia sẻ.

Phó Giám đốc Ban quản lý cảng cá Hòa Lộc Nguyễn Đình Ánh cho biết: Kể từ khi đi vào hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá đã tạo việc làm cho hàng trăm chị em phụ nữ, trong đó phần nhiều chị em có hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài ra, Ban quản lý cảng cũng xúc tiến, đấu mối việc làm cho nhiều chị em với các cơ sở chế biến, cung ứng từ dịch vụ nghề cá, cho thu nhập ổn định.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]